Phụ Nữ Sức Khỏe

Tết Đoan Ngọ tiếng Anh là gì?

1. Tết Đoan Ngọ là gì?

Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết Đoan Dương, Tết Giết Sâu Bọ diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch hàng năm. Đây là ngày Tết có ý nghĩa quan trọng  như rằm tháng bảy.

Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết Giết (Chiết) Sâu Bọ -Ảnh: Internet

Tết Đoan Ngọ được diễn ra ở các nước Hàn Quốc, Triều Tiên, Trung Quốc. Theo ý nghĩa của từ Đoan Ngọ thì Đoan là mở đầu, Ngọ là giờ Ngọ, lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, trái đất trùng với ngày hạ chí, trong khoảng từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều.

Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết Giết (Chiết) Sâu Bọ. Trong ngày này, mọi người sẽ phát động phong trào giết sâu bọ để bảo vệ mùa màng. Đồng thời, người dân sẽ nấu những món ăn “Diệt sâu bọ” trong cơ thể.

2. Tết Đoan Ngọ tiếng Anh là gì?

Tết Đoan Ngọ tiếng Anh sẽ được dịch dựa trên dịch từ Tết Giết Sâu Bọ. Bạn có thể giải thích từng tự mỗi từ trong nguyên cụm từ này như sau:

Tết: festival, Đoan: the start/straight/middle/righteousness/just, Ngọ: at noon (from 11 am to 1 pm). Đoan Ngọ là thời điểm mặt trời gần với Trái đất – tiếng Anh là:  Doan Ngo is the moment that the sun is the most near the Earth.

Tết Đoan Ngọ dịch sang tiếng Anh là Mid-year Festival – 5/5 (lunar) ở Việt Nam

-Ảnh: Internet

Tết Đoan Ngọ dịch sang tiếng Anh là Mid-year Festival – 5/5 (lunar) ở Việt Nam. Tại Trung Quốc, ngày Tết Đoan Ngọ được dịch sang tiếng Anh có tên là Dragon Boat Festival (lễ hội thuyền rồng) hoặc Duanwu Festival (lễ Đoan Ngọ).

3. Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Tết Đoan Ngọ

- Nguồn gốc

Để hiểu rõ hơn về Tết Đoan Ngọ thì không thể bỏ qua việc tìm hiểu nguồn gốc các truyền thuyết  về ngày lễ này. Nguồn gốc của Tết Đoan Ngọ tại Trung Quốc xuất phát từ việc làm lễ kỷ niệm Khuất Nguyên đời Xuân Thu tuẫn tuyết vì trung nghĩa.

Còn tại Việt Nam, Tết Đoan Ngọ được xem là một lễ tiết quan trọng bậc nhất nhì sau Tết Nguyên đán và là ngày lễ tết có nguồn gốc, ý nghĩa khác.

Ngày Tết Đoan Ngọ là ngày Diệt Sâu Bọ được tổ chức vào mùng 5 tháng 5 âm lịch

hàng năm -Ảnh: Internet

Theo truyền thuyết, khi kết thúc mùa vụ, người nông dân tổ chức ăn mừng vì năm đó trúng lớn. Nhưng đúng lúc này sâu bọ lại kéo tới phá hoại, ăn hết thực phẩm, trái cây. Trong lúc gian nan người dân không biết làm sao thì có một ông lão xưng là Đôi Truân đến lập đàn cúng Bánh gio, trái cây trước nhà và vận động cơ thể.

Lập đàn cúng trong ngày Tết Đoan Ngọ -Ảnh minh họa: Internet

Mọi người cũng hưởng ứng theo và đúng là diệt được hết sâu bọ. Theo lời khuyên của Đôi Truân, hằng năm đúng dịp này mọi người cần làm như vậy để loại bỏ sâu bọ hung hăng phá hoại mùa màng.

Từ đó, ngày 5/5 tại Việt Nam được gọi là ngày Diệt Sâu bọ. Vì thời điểm lập đàn cúng là buổi trưa nên được gọi là Tết Đoan Ngọ.

Ý nghĩa

Trong văn hóa người Việt, Tết Đoan Ngọ là Tết diệt sâu bọ và tưởng nhớ -Ảnh: Internet

Đối với người Việt, ngày Tết Đoan Ngọ không chỉ để diệt trừ sâu bọ cho mùa màng, trong mỗi người mà còn là dịp để con cái nhớ tới công lao của tổ tiên.

Tết Đoan Ngọ là dịp để con cháu nhớ tới tổ tiên -Ảnh: Internet

Nhiều nơi coi ngày Tết Đoan Ngọ là dịp để mừng thắng lợi mùa màng, sum vầy tưởng nhớ đến ơn dưỡng dục của đấng sinh thành. Trong ngày Tết mùng 5, những món quà biếu thường được dùng là ngỗng với đậu xanh hay dưa hấu với đường.

Trong dịp Tết Giết Sâu Bọ, dân gian có tục ngăn ngừa dịch bệnh bằng cách ăn các món như cơm rượu, bánh trú tro, rượu nếp, thịt vịt.

Món ăn trong Tết Đoan Ngọ -Ảnh: Internet

Vậy là bạn đã có thể nắm được cách dịch Tết Đoan Ngọ tiếng Anh là gì để giới thiệu cho người nước ngoài hiểu văn hóa người Việt hơn. Tính chất của ngày mùng 5 tháng 5 ở nước ta rất khác biệt so với củaTrung Quốc. Vậy nên bạn cần phân biệt rõ nhé!

La Dang