Phụ Nữ Sức Khỏe

Tết Đoan Ngọ: Gia chủ nên cúng gì để xua đuổi vận xui, đón vạn điều may?

Thịt vịt

Sở dĩ thịt vịt góp mặt trong mâm cỗ cúng Tết Đoan ngọ là bởi tháng 5 là lúc thịt vịt ngon, thơm và béo múp. Loại thực phẩm này có tính hàn vì thế rất hợp ăn trong những ngày hè nóng bức.

Hơn nữa, thịt vịt còn là món ăn giải đen, xua đi mọi xui rủi cầu mong 1 tháng mới nhiều may mắn.

Xôi chè

Xôi chè là cái tên tiếp theo góp mặt trong danh sách này. Người miền Bắc sẽ nấu chè đậu xanh, miền Trung là chè hạt sen, hạt kê còn người miền Nam lại lựa chọn chè trôi nước.

Ảnh minh họa: Internet

Rượu nếp cẩm

Nếu muốn mâm cúng Tết Đoan Ngọ đầy đủ chắc chắn không thể thiếu rượu nếp cẩm. Theo ông cha, rượu nếp cẩm có thể loại trừ tai ương, giúp con người luôn khỏe mạnh, vượt mọi khó khăn thử thách và hái được trái ngọt.

Bánh tro - bánh ú

Bánh tro hay còn được biết đến với tên gọi là bánh gio, bánh ú tro. Loại bánh này được làm bằng gạo nếp, ngâm trong nước tro mà tro này sẽ lấy từ việc đốt các loại cây khô.

Bánh tro sau khi chín sẽ có màu nâu trong, khi ăn bạn cảm nhận được độ mềm, dẻo và thanh mát rất lạ miệng. Người ta thường chấm bánh tro với mật mía cực kỳ thơm ngon. Món bánh này cũng đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa.

Ảnh minh họa: Internet

 

Quả mận

Phần lớn người miền Bắc thường chọn quả này trong ngày Tết Đoan Ngọ. Không những vậy quả mận chín có màu đỏ còn tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc, gia chủ làm ăn phát đạt. 

Theo quan niệm của người Việt, vì vải và mận có tính nóng vì thế sau khi ăn rượu nếp, sâu bọ đã bị chuốc say thì việc ăn thêm vải mận sẽ giúp tiêu diệt chúng tận gốc.

Quả vải

Đối với người miền Bắc quả Vải màu đỏ, có vị ngọt tượng trưng cho sự ngọt ngào, gia đình đầm ấm, sum vầy. Sắc đỏ cũng tượng trưng cho sự may mắn tài lộc, buôn may bán đắt, công việc thuận lợi hanh thông. 

Ảnh minh họa: Internet

 

Bảo Nghi (TH)