Phụ Nữ Sức Khỏe

Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa cho trẻ với 3 quy tắc chính các ba mẹ nên nhớ nằm lòng

Ảnh minh họa: Internet

Nếu một đứa trẻ bỏ lỡ một hoặc nhiều yếu tố về chất xơ, chất lỏng và rèn luyện thể chất, chúng có thể sẽ gặp phải một số vấn đề sức khỏe

1. Thực phẩm giàu chất xơ

Các tổ chức y tế hàng đầu khuyến cáo rằng cả trẻ em và người lớn nên nhận được khoảng 14 gam chất xơ cho mỗi 1.000 calo họ ăn. Điều đó thường có nghĩa là trẻ từ 1-3 tuổi nên nhận được khoảng 19 gam chất xơ mỗi ngày và trẻ em từ 4-8 tuổi nên ăn khoảng 25 gam chất xơ mỗi ngày.

Ảnh minh họa: Internet

Hầu hết các chuyên gia dinh dưỡng đều coi là thực phẩm giàu chất xơ nếu nó chứa ít nhất 3-5 gam mỗi khẩu phần. Nếu bạn là người lớn, bạn có thể có được điều đó bằng cách ăn thêm rau củ và sữa chua buổi sáng, nhưng điều đó không có khả năng hấp dẫn  với trẻ 5 tuổi. Một số loại thực phẩm giàu chất xơ thân thiện với trẻ em nhất bao gồm:

  • Táo và lê.
  • Đậu các loại. Hãy thử với cả đậu tây, đậu đen và đậu pinto, tất cả đều có ít nhất 16 gam chất xơ trong mỗi khẩu phần.
  • Ngũ cốc giàu chất xơ. 
  • Bánh mì kẹp hoặc ngũ cốc nguyên hạt.
  • Khoai tây nướng - tốt nhất là để cả vỏ. Làm cho nó thú vị hơn bằng cách tạo một "thanh khoai tây nướng" và cho phép con bạn chọn các lớp phủ như pho mát cắt nhỏ, kem chua nhẹ, bông cải xanh và hành lá hoặc rau mầm cắt nhỏ lên nó.
  • Bất kỳ loại quả mọng có hạt. Trẻ em thích quả mọng và thường ăn chúng như kẹo. Một trong những loại quả mọng có hàm lượng chất xơ cao nhất là quả mâm xôi, nó có lượng chất xơ nhiều như bạn sẽ tìm thấy trong cả quả táo.
Ảnh minh họa: Internet
  • Sữa chua. Mặc dù bản thân sữa chua không nhất thiết phải là một loại thực phẩm giàu chất xơ, nhưng nhìn chung nó rất tốt cho sức khỏe hệ tiêu hóa. Beth Pinkos, chuyên gia dinh dưỡng của khoa tiêu hóa nhi khoa, gan, dinh dưỡng và bệnh gan tại Bệnh viện Nhi Hasbro ở Rhode Island cho biết: "Sữa chua chứa probiotics, vi khuẩn lành mạnh có lợi cho đường ruột. Các loại sữa chua Hy Lạp phổ biến hiện nay đặc biệt tốt, chứa nhiều probiotic và protein." Bạn cũng có thể bổ sung hàm lượng chất xơ cho sữa chua bằng cách cho một ít granola vào, nếu con bạn không phản đối sự giòn rụm đáng ngạc nhiên ở giữa hỗn hợp mịn ấy.

Có những loại thực phẩm nào bạn nên tránh nếu con bạn có xu hướng bị táo bón ? 

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, điều đó có thể phụ thuộc vào trẻ. Một số thực phẩm có liên quan đến táo bón :

  • Gạo ngũ cốc cho trẻ sơ sinh. (Đây thực sự không phải là thức ăn đầu tiên cần thiết, vì vậy nếu bé có vẻ bị táo bón, bạn có thể bỏ qua và chuyển sang những món như rau và trái cây xay nhuyễn.)
  • Thực phẩm "trắng" tinh chế như đường, gạo trắng và bánh mì trắng
  • Phô mai và các sản phẩm từ sữa khác
Ảnh minh họa: Internet

"Một số trẻ rất nhạy cảm với việc ăn quá nhiều sữa, bạn có thể thử hạn chế điều đó để giúp điều hòa ruột cho bé. Tuy nhiên, những đứa trẻ khác dường như không ảnh hưởng nhiều lắm.", chuyên gia Pinkos nói.

Vitamin tổng hợp cũng có thể gây táo bón cho một số trẻ. Erin Helmick, chuyên gia dinh dưỡng tại khoa tiêu hóa tại Bệnh viện Nhi Michigan ở Detroit, cho biết: "Những loại có chứa sắt có thể là một vấn đề cụ thể. Nếu con bạn cần thêm chất sắt, hãy cố gắng cung cấp chất sắt cho chúng trong thức ăn thông qua các loại thịt nạc giàu chất sắt và các loại rau có màu xanh đậm. Nhưng nếu con không thể cung cấp đủ chất sắt trong chế độ ăn uống của mình, thì bạn có thể cần các loại thuốc khác để giúp đi tiêu đều đặn".

Có thể dễ dàng tập trung vào chất xơ tốt cho sức khỏe hệ tiêu hóa mà bạn quên mất thành phần khác mà con bạn cần bổ sung: uống nhiều nước.

Ảnh minh họa: Internet

Chuyên gia Pinkos nói: "Khi bạn bổ sung nhiều chất xơ và không đủ chất lỏng, nó giống như đưa chất không tiêu vào ruột của bạn. Nó chỉ làm cho vấn đề tồi tệ hơn. Vì vậy, bạn cần đảm bảo rằng con bạn uống nhiều nước, cộng với một ít sữa trong ngày."

Nếu bạn sống ở nơi có khí hậu ấm áp, đặc biệt là nếu con bạn phải vận động nhiều ngoài trời, chúng sẽ đổ mồ hôi ra ngoài nhanh hơn, vì vậy hãy nhớ cho con uống nhiều nước.

Cha mẹ có thể nghĩ rằng họ đang cho con mình tăng cường sức khỏe bằng đồ uống thể thao và "đồ uống tăng lực", nhưng chúng thực sự chỉ là đồ uống có đường như nước trái cây hay nước ngọt mà thôi.

Thể thao tốt cho tim, tốt cho phổi và tốt cho hệ thống miễn dịch của con bạn, điều hoàn toàn hợp lý là tập thể dục cũng tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Vì vậy, phần cuối cùng của câu đố sức khỏe tiêu hóa cho con bạn là hoạt động thể chất nhiều.

Chuyên gia Pinkos nói: "Bất kỳ hoạt động thể chất nào cũng sẽ kích thích hoạt động của đường tiêu hóa và giúp con bạn tiêu hóa thức ăn tốt hơn."

Ảnh minh họa: Internet

Khi đang tập thể dục hoặc chỉ mải chơi, trẻ có thể không muốn nghỉ ngơi để đi vệ sinh. Đặc biệt nếu chúng còn quá nhỉ, bạn có thể phải đảm bảo rằng chúng tuân thủ lịch trình đi vệ sinh thường xuyên, vì thường xuyên giữ nước tiểu và chất thải có thể dẫn đến các vấn đề về ruột và táo bón.

Một yếu tố khác có thể đóng một vai trò lớn đối với sức khỏe tiêu hóa, đặc biệt là đối với trẻ em chính là căng thẳng. Căng thẳng chắc chắn có thể dẫn đến táo bón. Nó thường cũng là một yếu tố gây ra các vấn đề tiêu hóa khác, như hội chứng ruột kích thích hoặc bệnh Crohn.

Ảnh minh họa: Internet

Nếu bạn đang cùng con giải quyết các vấn đề về nhà vệ sinh, đừng tạo áp lực quá lớn. Đôi khi trẻ sẽ nhịn đi vệ sinh vì chúng sợ tập ngồi bô hoặc đau ở đâu đó hay chúng hơi sợ hãi, vì vậy chúng không đi được. Điều rất quan trọng là nếu những đứa trẻ đang tập ngồi bô hoặc chúng đã có một trải nghiệm không tốt trong phòng tắm, bạn không nên ép con để gây áp lực. Nói chuyện với con bạn và giúp chúng cảm thấy yên tâm và thư giãn, đồng thời tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ nhi khoa với tình trạng này nhé.

Theo WebMD

Linh Chi (Dịch)