Phụ Nữ Sức Khỏe

Tác hại của chế độ ăn kiêng đường, tinh bột không những mất cân bằng dinh dưỡng mà còn không thể giảm cân

Những rủi ro của chế độ ăn kiêng Low-carb

Ảnh minh họa: Internet

Carbohydrate là chất dinh dưỡng quan trọng giúp tạo ra năng lượng cho hoạt động của cơ thể và não bộ. Glucose được tạo ra từ carbohydrate, là thành phần nuôi dưỡng duy nhất của não bộ. Do đó việc thiếu hụt cacbohydrat cơ thể và não bộ sẽ bị thiếu năng lượng.

Điều gì xảy ra nếu bạn thiếu carbohydrate?

Khi thiếu hụt carbohydrate, cơ thể và não bộ sẽ mất đi nguồn năng lượng và kết quả là có thể xảy ra các rối loạn về thể chất và tinh thần. Thường xảy ra các triệu chứng sau:

Chóng mặt hoặc choáng váng do lượng đường trong máu thấp

Tình trạng lượng đường trong máu thấp hơn bình thường được gọi là hạ đường huyết.

Hạ đường huyết gây ra các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, tim đạp nhanh, toát mồ hôi lạnh, tay chân bị run.

Nếu bạn hạn chế việc tiêu thụ carbohydrate tình trạng hạ đường huyết sẽ dễ xảy ra hơn do lượng đường trong máu giảm xuống. Nếu bạn tình trạng hạ đường huyết diễn ra thường xuyên lâu dần sẽ phát triển thành các triệu chứng nghiêm trọng hơn như hôn mê và suy giảm ý thức, do đó phải hết sức cẩn thận với chế độ ăn kiêng này.

Mất tập trung

Ảnh minh họa: mdec.vn

Glucose được tạo ra từ carbohydrate có chức năng nuôi dưỡng não. Nếu bị thiếu chức năng não sẽ suy giảm và có thể xuất hiện nhiều rối loạn khác nhau. Ví dụ điển hình là khả năng tập trung suy giảm, xuất hiện các cơn buồn ngủ.

Dễ nóng giận, cáu gắt

Hạ đường huyết cũng có thể dẫn đến rối loạn tinh thần. Các triệu chứng điển hình là tức giận và khó chịu. Khi hạ đường huyết sự lưu thông máu kém đi và chức năng não bộ bị suy giảm. Điều đó làm giảm khả năng kiểm soát cảm xúc của bạn, khiến bạn dễ bực bội với những việc dù là nhỏ nhất. Ngoài ra bạn còn cảm thấy chán nản hoặc xuất hiện các triệu chứng trầm cảm.

Dễ bị táo bón

Carbohydrate không chỉ bao gồm đường mà còn bao gồm chất xơ nên việc hạn chế cung cấp carbohydrate cũng làm giảm lượng chất xơ dễ dẫn đến táo bón. Thiếu nước cũng là nguyên nhân gây ra táo bón. Bạn có thể uống nước có chứa carbohydrate nhưng nếu bạn hạn chế thức ăn chứa carbohydrate ngay cả nước có chứa carbohydrate cũng hạn chế uống thì cơ thể sẽ bị thiếu nước khiến phân cứng dẫn đến táo bón.

Dễ tăng cân

Ảnh minh họa: suckhoedoisong.vn

Chế độ ăn kiêng carbohydrate thực sự có thể dẫn đến béo phì. Chế độ ăn kiêng này có 3 nguyên nhân chính khiến bạn không những không thể giảm cân mà ngược lại dễ béo.

Đầu tiên là do cơ thể cố gắng tích trữ thêm năng lượng. Hạn chế carbohydrate có thể khiến cơ thể bạn hết năng lượng, khi đó cơ thể cố gắng tích tụ nhiều chất béo hơn mức cần thiết. Do đó dù bạn không thay đổi chế độ ăn kiêng nhưng bạn vẫn có thể bị tăng cân.

Thứ hai, cơ thể thiếu năng lượng để đốt cháy chất béo. Khi bạn thiếu carbohydrate, cơ thể sẽ cố gắng phân hủy chất béo và cơ để tạo ra nguồn năng lượng. Trong khi đó cơ là một mô cần thiết để đốt cháy chất béo, khi khối lượng cơ bị phá vỡ bạn sẽ khó giảm cân hơn vì cơ thể thiếu “sức mạnh” để đốt cháy chất béo.

Thứ ba là béo phì do táo bón. Việc hạn chế carbohydrate cũng làm giảm lượng chất xơ, khiến táo bón dễ xảy ra hơn. Táo bón là tình trạng các chất cặn bã tích tụ trong ruột, càng ở lâu trong ruột, các thành phần trong chất thải sẽ càng dễ tái hấp thụ cùng với nước. Một số thành phần được tái hấp thụ sẽ được lưu trữ dưới dạng mỡ dưới da dẫn đến béo phì.

Theo Kenko Netto

Thanh Nguyệt (Dịch)