Phụ Nữ Sức Khỏe

Sửa mũi? Có nên ĐÁNH ĐỔI để sở hữu một nhan sắc LÊN HƯƠNG?

Nâng mũi là một phẫu thuật thẩm mỹ được thực hiện trên mũi với mục đích thay đổi hình dáng, kích thước của chiếc mũi, giúp cải thiện những khuyết điểm về mũi, mang lại chiếc mũi hài hoà, tỷ lệ hơn so với cấu trúc gương mặt.

Nâng mũi cũng có thể được thực hiện để cải thiện các vấn đề hô hấp hoặc chỉnh sửa những biến dạng do chấn thương hoặc dị tật bẩm sinh.

Cải thiện dáng mũi bằng dao kéo có thể giúp nhan sắc thay đổi

Nâng mũi là một trong những giải pháp được áp dụng nhiều hiện nay. Cả phái nữ và nam giới đều coi chuyện nâng mũi, chỉnh sóng hay thu nhỏ đầu mũi. 

Ảnh minh họa: Internet

Phụ nữ Á Đông sở hữu dáng mũi thấp, khiến gương mặt bị gãy nên nâng mũi chính là cải thiện nhan sắc, tạo sự hài hòa, cân đối cho gương mặt ở mọi góc độ, tâm lý thoải mái, đáp ứng nhu cầu làm đẹp và cải thiện mọi khuyết điểm khiến mọi người tự tin và yêu đời hơn. Tuy nhiên, không phải thẩm mỹ mũi nào cũng hoàn hảo.

Những hậu quả khó lường trước, tiềm ẩn nhiều rủi ro

  • Dễ mắc các bệnh lý: Quá trình phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi thì sẽ sử dụng những loại thuốc như thuốc gây tê, thuốc gây mê, filler nên khi về già sẽ dễ gặp phải những bệnh lý như hạ huyết áp, béo phì, tiểu đường và nặng hơn là bệnh tim mạch.

Tuy nhiên không phải do phẫu thuật thẩm mỹ mà sẽ bị mắc bệnh như trên nhưng trong thực tế qua khảo sát thì cho thấy số người phẫu thuật không thẩm mỹ nâng mũi có sức khỏe tốt hơn so với những người tiến hành phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi. Đó là do cơ địa của mỗi người và do sử dụng thuốc trong quá trình phẫu thuật.

  • Dễ bị đau nhức sau nâng: Chắc chắn sau khi phẫu thuật nâng mũi thì bạn sẽ cảm thấy nhức, tuy nhiên chỉ cảm thấy nhức sau thời gian ngắn rồi sẽ khỏi khi mũi đã lành. Trên thực tế thì có những người bị đau nhức trong một khoảng thời gian dài, âm ỉ vùng mũi, dốc mũi khiến chiếc mũi bị căng cứng và làm cho nụ cười của bạn cũng không tự nhiên.
  • Ảnh hưởng trí nhớ: Khi tiến hành nâng mũi thì chắc chắn bạn sẽ phải trải qua quá trình phẫu thuật để can thiệp vào sâu bên trong cấu trúc của mũi để định hình tạo hình lại chiếc mũi. Có thể bạn sẽ phải trải qua đến tận 2 lần phẫu thuật kèm theo đó là sử dụng một lượng lớn thuốc tê, thuốc mê, thuốc giảm đau…Như bạn đã biết thì thuốc gây mê hay gây tê là những loại thuốc ảnh hưởng đến khả năng trí nhớ của con người, nếu như cơ thể tiếp nhận quá nhiều những loại thuốc này thì sẽ dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ khi về già.
  • Dễ gặp các biến chứng: Trong những tác hại của việc nâng mũi thì tác hại khiến bạn gặp nguy hiểm nhất khi về già đó là gặp phải biến chứng ngoài mong muốn như thở khó khăn. Nguyên nhân chính có thể gây ra tình trạng trên đó là sự xơ hóa của sụn khiến sụn bị rời rạc, bị lỏng lẻo, bị tụt ra và chèn ép đường thở.
Ảnh minh họa: Internet

Khi bạn sinh hoạt bình thường thì bạn sẽ cảm thấy dễ thở nhưng khi bạn lao động nặng hoặc chạy bộ leo cầu thang thì tình trạng khó thở sẽ xuất hiện. Càng về già thì các cơ quan hô hấp cũng trở nên suy yếu hơn nên biến chứng này sẽ làm chất lượng cuộc sống của bạn suy giảm đáng kể

Không ít trường hợp sau làm mũi để lại nhiều di chứng khó lường. Rất có thể xảy ra chảy máu kéo dài, khô mũi, đóng vảy cứng xoang mũi, tê vùng mặt hoặc xung quanh mũi, hoặc tệ hơn là nhiễm trùng mũi. Nếu phẫu thuật không an toàn, bạn có thể đối mặt với các nguy cơ biến đổi dáng mũi, hai cánh mũi không đều hoặc lệch vẹo.

 

Đan Thanh (t/h)