Phụ Nữ Sức Khỏe

Siêu sao Lionel Messi cũng từng bị thiếu hormone tăng trưởng và đây là những dấu hiệu cần nhận biết ở con bạn!

Khi mới 11 tuổi, cầu thủ người Argentina được chẩn đoán mắc chứng thiếu hụt hormone tăng trưởng (GHD), một tình trạng do lượng hormone tăng trưởng trong cơ thể không đủ dẫn đến suy giảm khả năng tăng trưởng và phát triển. 

Điều khó tin hơn là cầu thủ mang tính biểu tượng này đã được tiêm hormone tăng trưởng vào chân mỗi đêm khi mới 12 tuổi.

Bất chấp mọi khó khăn, Messi đã được câu lạc bộ FC Barcelona ký hợp đồng ở tuổi 13, đội cũng đã tài trợ cho anh điều trị y tế.

Thiếu hormone tăng trưởng (GHD) là gì?
Ảnh minh họa: Internet

Hormone tăng trưởng là một chất cần thiết để kích thích sự phát triển của xương và các mô khác giúp trẻ tăng trưởng và phát triển. Thiếu hụt hormone tăng trưởng là tình trạng trong đó tuyến yên không sản xuất đủ hormone tăng trưởng, làm suy giảm sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.

Có hai loại thiếu hụt hormone tăng trưởng

Ảnh minh họa: Internet

Thiếu GH bẩm sinh: Đây là một dạng thiếu hụt mà trẻ sinh ra thường mắc phải. Ban đầu, sự phát triển của chúng có vẻ bình thường nhưng các triệu chứng có thể bắt đầu xuất hiện khi chúng được khoảng 6 đến 12 tháng tuổi.

Thiếu hụt GH mắc phải: Loại thiếu hụt này xảy ra khi tuyến yên của cơ thể ngừng sản xuất đủ hormone tăng trưởng để cơ thể phát triển bình thường. Điều này có thể bắt đầu bất cứ lúc nào trong thời thơ ấu.

Các triệu chứng thiếu hụt hormone tăng trưởng ở trẻ em
Ảnh minh họa: Internet

Dấu hiệu phổ biến nhất của sự thiếu hụt hormone tăng trưởng là suy giảm tăng trưởng, tức là khi một đứa trẻ thấp hơn đáng kể so với những đứa trẻ cùng tuổi. Đây được gọi là tầm vóc ngắn.

Các dấu hiệu và triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Chậm dậy thì
  • Khuôn mặt non trẻ hơn
  • Chậm phát triển răng
  • Suy giảm sự phát triển của tóc
  • Tăng mỡ quanh mặt và bụng
Chẩn đoán và điều trị
Ảnh minh họa: Internet

Bác sĩ nội tiết nhi khoa có thể giúp bạn chẩn đoán và điều trị chứng thiếu hụt hormone tăng trưởng của con

Một số xét nghiệm có thể chẩn đoán tình trạng này là:

  • Xét nghiệm máu
  • Chụp X-quang tuổi xương
  • Kiểm tra kích thích GH
  • MRI não

Để điều trị tình trạng thiếu GH, người ta có thể yêu cầu tiêm hormone tăng trưởng tổng hợp mỗi ngày. Tùy to sự tiến triển của người bệnh, việc điều trị có thể kéo dài vài năm. Điều quan trọng là bắt đầu điều trị càng sớm thì khả năng thành công càng lớn.

The Times of India

Linh Chi (Dịch)