Phụ Nữ Sức Khỏe

Răng hàm bị sâu phải làm sao? Bật mí giải pháp giải quyết ngay răng hàm bị sâu an toàn!

Răng hàm bị sâu do đâu?

Sâu răng là tình trạng tổn thương ở tổ chức cứng (men răng và ngà răng) của răng, tạo thành các lỗ trên bề mặt của răng, tình trạng này thường xảy ra ở vị trí bề mặt thân răng hoặc ở chân răng. Sâu ở thân răng thường bắt đầu từ men răng, còn sâu ở chân răng thường bắt đầu ở men răng hoặc ngà chân răng. Trong đó, răng hàm là răng dễ bị sâu nhất và đa số các trường hợp sâu răng là sâu ở răng hàm.

Chính vì răng hàm giữ chức năng quan trọng trong việc nhai và nghiền thức ăn, cũng là răng tiếp xúc nhiều với thức ăn nhất, lại do nằm sâu trong cùng, khó vệ sinh hơn các răng khác, nên khi thức ăn đọng lại, thì các vi khuẩn, acid và thức ăn còn sót lại trên bề mặt răng sẽ tạo thành mảng bám răng. Các mảng bám này sẽ dính chặt vào tất cả các mặt của răng và đây chính là môi trường cho các vi khuẩn hình thành, phát triển và xâm hại tới răng, từ đó khiến răng hàm bị sâu.

rang ham bi sau
Nguyên nhân gây sâu răng hàm!

Khi men răng bị ăn mòn thành lỗ, các vi khuẩn và thức ăn lại càng có điều kiện để bám vào răng nhiều hơn và các acid càng được tạo ra nhiều hơn, từ đó men răng và ngà răng lại càng bị phá hủy nặng nề. Điều này sẽ dẫn đến lỗ trên răng ngày càng mở rộng, sâu hơn và tiến vào đến tủy răng. Lúc này, người bị sâu răng sẽ phải trải qua những cơn đau đớn, sưng viêm vô cùng khó chịu.

Làm thế nào để phát hiện được răng hàm bị sâu?

Răng hàm, đặc biệt là răng hàm trên khó được phát hiện ở giai đoạn sớm do nó nằm khuất phía trên, thường phải cần tới dụng cụ nha khoa thì mới phát hiện được. Còn với những chiếc răng hàm ở dưới thì có thể có một số dấu hiệu như xuất hiện lỗ nhỏ, những vết đen trên răng,... Tuy nhiên, những dấu hiệu này thường khó phát hiện và dễ bị bỏ qua.

Thường thì mọi người chỉ phát hiện được răng hàm bị sâu khi có những dấu hiệu điển hình, ví dụ như răng sâu sẽ có cảm giác ê, buốt khi ăn đồ lạnh, đồ chua, đồ nóng,... Nặng hơn là khi lỗ sâu đã ăn đến tủy răng, gây nên những cơn đau nhức nhối thì bệnh nhân mới phát giác ra. Những cơn đau nhức nhối sẽ khiến bạn cảm thấy ê buốt và không thể nhai được bình thường, có người thậm chí còn phát sốt vì quá đau. Nếu lúc này mới đi khám thì tình trạng sâu răng đã trở nên rất nghiêm trọng.

rang ham bi sau 1
Thông thường chúng ta đều hay bỏ qua những dấu hiệu đầu của việc sâu răng!

Để phát hiện được răng hàm bị sâu kịp thời, bạn cần đi khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần. Nếu lỗ sâu nằm ở mặt nhai, mặt trước hoặc mặt trong của răng thì sẽ dễ phát hiện khi khám lâm sàng. Tuy nhiên, trường hợp lỗ sâu ở mặt tiếp giáp của hai răng thì sẽ khó phát hiện, nhiều trường hợp cần chụp Xquang để chẩn đoán chính xác vị trí sâu răng.

Phải làm gì khi có răng hàm bị sâu?

Khi bạn phát hiện mình có răng hàm bị sâu thì cần phải có biện pháp xử lý thích hợp theo lời khuyên của bác sĩ. Trường hợp sâu răng nhẹ có thể bạn chỉ cần hàn trám lỗ sâu răng là được. Còn trường hợp nặng hơn có thể bạn phải nhổ bỏ hoàn toàn chiếc răng hàm sâu đó đi.

Điều lưu ý là khi phát hiện mình sâu răng bạn cần phải điều trị càng sớm sẽ càng tốt cho sức khỏe răng miệng nói riêng và sức khỏe cơ thể mình nói chung. Tuyệt đối không được vì chủ quan, sợ sệt hoặc lý do nào đó mà bỏ qua việc điều trị sâu răng.

Vì tình trạng sâu răng nếu không được điều trị kịp thời, sẽ gây nên những biến chứng như: viêm tủy răng, viêm quanh chóp chân răng khiến việc ăn uống khó khăn hơn, ngủ không yên giấc,... ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt thường ngày.

rang ham bi sau 3
Răng sâu nếu không điều trị sẽ gây đau đớn và biến chứng!

Nghiêm trọng hơn, răng sâu có thể bị vỡ thành nhiều mảnh và khoang miệng bị nhiễm trùng. Không chỉ thế, sâu răng hàm còn biến chứng gây ra viêm mô lỏng lẻo, viêm tủy xương, viêm hạch,… Thậm chí là tình trạng viêm lan rộng hoặc gây nhiễm trùng huyết hoặc làm nặng thêm các bệnh toàn thân sẵn có.

Giải pháp giải quyết tình trạng răng hàm bị sâu

1. Trường hợp răng bị sâu nhẹ

Trường hợp răng hàm bị sâu nhẹ, mới chỉ chớm có các lỗ nhỏ, chưa so dấu hiệu nứt vỡ hay các đám xoang màu nâu đen thì có thể áp dụng những phương pháp để làm sạch răng miệng tại nhà.

- Cách 1: Lấy 1 nắm nhỏ lá húng quế với 5 hạt tiêu đen, giã nhỏ, rồi đắp vào dùng răng hàm đau nhức, biện pháp này sẽ giúp giảm những cơn đau nhức hiệu quả.

- Cách 2: Lấy gừng và muối giã nhỏ rồi đắp lên vị trí răng đau hoặc dùng gừng giã nhỏ hãm với nước sôi để súc miệng mỗi ngày.

- Cách 3: Lấy lá bạc hà giã nát rồi pha với nước lọc, sau đó đem súc miệng trong khoảng 2-3 phút. Lặp lại 3-5 lần/ngày để làm sạch miệng, giảm đau nhức.

rang ham bi sau 4
Súc miệng bằng lá bạc hà giúp giảm đau răng và sạch răng miệng!

- Cách 4: Lấy lá chè xanh rửa sạch, vò hơi nát rồi hãm với nước sôi để khoảng 30 phút. Sau đó, dùng nước trà này súc miệng ngày 3-5 lần, đồng thời uống nước trà xanh hàng ngày cũng giảm tình trạng sâu răng hàm.

Tuy nhiên những biện pháp này chỉ có tác dụng giúp làm sạch răng miệng, giảm đi phần nào tình trạng sâu răng mà không thể chữa dứt điểm được. Bạn vẫn cần đến các cơ sở y tế để thực hiện kỹ thuật nha khoa, với những lỗ răng sâu nhỏ, chỉ cần trám nhẹ để hàn lại lỗ thủng đó là răng hàm sẽ không có vấn đề gì lớn.

Đầu tiên, bác sĩ sẽ làm sạch vết sâu, sau đó dùng vật liệu trám răng chuyên dụng để bít kín các lỗ sâu, ngăn không cho vi khuẩn làm viêm nhiễm ăn sâu vào bên trong tủy răng. Với cách này, vừa giúp điều trị sâu răng, không gây đau đớn, vừa khôi phục lại chức năng ăn nhai nhanh chóng mà tiết kiệm chi phí.

rang ham bi sau 5
Phương pháp hàn trám răng hàm bị sâu!

2. Trường hợp răng hàm bị sâu nặng

Răng hàm bị sâu có nên nhổ đi không? Nếu bị sâu nhẹ thì không cần phải nhổ bỏ. Tuy nhiên khi răng hàm bị sâu nặng, các lỗ thủng trên răng lớn, thậm chí là răng bị vỡ mẻ, viêm tủy, viêm chóp răng và có dấu hiệu lan xuống xương ổ răng thì chắc chắn là bạn cần phải nhổ răng hàm bị sâu.

Các bác sĩ nha khoa sẽ nạo bỏ mô răng sâu một cách triệt để, sau đó sẽ sử dụng vật liệu trám bít để bảo vệ mô răng còn lại. Tiếp đó có thể phục hồi lại hình thể răng và ngăn ngừa được sự tăng nặng hoặc lây lan của tình trạng sâu răng.

rang ham bi sau 6
Khi răng sâu nặng và ăn vào mô tủy thì việc nhổ răng là cần thiết!

3. Thực hiện các biện pháp chăm sóc răng miệng tại nhà

Khi phát hiện răng hàm bị sâu, bạn cần tuyệt đối chú ý đến việc chăm sóc và bảo vệ răng miệng, tránh cho tình trạng răng hàm bị sâu nghiêm trọng hơn và gây lây lan hay ảnh hưởng đến các răng khác.

- Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ để tránh việc hình thành vi khuẩn có hại cho răng.

- Dùng chỉ nha khoa lấy sạch những mảng bám thức ăn còn sót lại ở các kẽ răng.

- Dùng nước súc miệng sau khi đánh răng để diệt các vi khuẩn còn sót lại, đồng thời cũng ngăn chặn các vấn đề về nướu.

- Nên kiểm tra răng miệng ít nhất 2 lần/năm để giúp ngăn ngừa và phát hiện sớm sâu răng.

- Hạn chế sử dụng cà phê, thuốc lá, bia rượu và đồ ngọt.

Tóm lại, hiện tượng sâu răng hàm là hoàn toàn có thể xảy ra với mọi đối tượng. Nếu phát hiện răng hàm bị sâu, bạn hãy tới cơ sở y tế, các phòng khám chuyên khoa để thực hiện các biện pháp nha khoa thích hợp với tình trạng răng sâu của mình. Bên cạnh đó, cũng đừng quên áp dụng các biện pháp vệ sinh răng miệng mới được chia sẻ trên đây, để nhanh chóng thu được hiệu quả tốt nhất nhé!

Minh Trang