Phụ Nữ Sức Khỏe

Phụ nữ sau sinh phải kiêng rất nhiều thứ nhưng có những thứ không đúng, đặc biệt là điều cuối cùng

Dưới đây là một số quan niệm sai lầm mà chị em cần tránh để bảo vệ sức khỏe.

1. Không mặc đồ cộc

Công dụng: Các bà hay nói rằng sau sinh cơ thể còn yếu, nếu không mặc kín quần áo dài tay, bịt tai, đi tất thì sau này về già sẽ khổ. Cơ thể rất nhanh buốt, tai sẽ hay bị ù vậy nên việc mặc đồ dài và kín sau sinh sẽ khắc phục điều này.

Thực tế: Vào mùa đông việc giữ ấm cho sản phụ là cần thiết, do vậy mặc quần áo dài tay và đi tất là rất quan trọng. Nhưng khi thời tiết nóng nực nên giữ cho cơ thể thoáng mát, trong nhà có thể mặc áo cộc tay và không cần đi tất, nhưng cũng không nên ngồi trước quạt mạnh hay điều hòa nhiệt độ quá thấp vì thời điểm này sức đề kháng của người mẹ còn yếu. Việc bịt bông tai cũng là một cách để sản phụ giảm tiếp xúc với gió lùa và tiếng động mạnh gây căng thẳng, stress. Tuy nhiên cũng không cần thiết nếu ở chỗ yên tĩnh và kín gió.

 Ảnh minh họa

2. Xem tivi, đọc sách gây mỏi mắt

Cho đến nay, chưa có một nghiên cứu nào cho thấy xem tivi, đọc sách trong vòng 1 tháng ở cữ gây mỏi mắt và nhanh lão hóa về sau, nhưng người mẹ sau sinh có rất nhiều việc phải làm như canh giờ cho con bú, lo ăn, lo vệ sinh cho em bé,....Vì vậy, bà mẹ nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều để lấy lại sức.

Nếu xem thì chỉ nên ở mức độ vừa phải, tránh tập trung lâu và điều tiết mắt nhiều.

3. Nằm phòng kín gió hàng tháng trời, hơ nóng cho mẹ và bé...

Thật ra, việc chăm sóc như vậy đối với phụ nữ sau sinh như vậy là không hoàn toàn sai, nhất là ở vùng phía Bắc, những người sinh vào mùa đông có thời tiết rất lạnh và gió bấc. Sau sinh, cơ thể mẹ thường mệt mỏi và có cảm giác lạnh do mất nhiều máu, mất nhiều năng lượng.

Bên cạnh đó, em bé vừa mới sinh ra rất dễ mất nhiệt do môi trường bên ngoài, vì vậy bắt buộc phải giữ ấm đủ cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, ở những vùng phía Nam, nhiệt độ thời tiết thường khá cao thì việc nằm hơ nóng là điều không cần thiết. Ngược lại, còn có thể mang lại rất nhiều tác hại như làm mẹ và bé đổ mồ hôi nhiều gây mất nước, da ẩm thường xuyên khiến em bé dễ bị hăm lở, vi trùng dễ phát triển gây viêm da, hoặc có thể gây ra các tai nạn ngoài ý muốn như không may chạm vào và gây bỏng.

 Ảnh minh họa

Nếu bạn ở những vùng có không khí lạnh, thì bạn có thể ở trong phòng tránh gió lùa sau sinh hoặc vào buổi tối thì nên lấy máy sưởi để sưởi ấm cho mẹ và con. Nhưng điều đấy không có nghĩa là bạn và bé sẽ cách lý hoàn toàn với thế giới bên ngoài quá lâu, mà hôm nào buổi sáng có nắng ấm thì nên ra ngoài khoảng một vài tuần sau sinh, hít thở không khí trong lành và vận động nhẹ nhàng sẽ giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn.

4. Không gội đầu trong vòng 1 tháng

Quan điểm không gội đầu trong vòng 1 tháng ở cữ để tránh đau nhức đầu và rụng róc về sau là không đúng.

bà mẹ sau sinh cần gội đầu thường xuyên để tránh mồ hôi bết trong tóc gây nấm, ảnh hưởng đến giấc ngủ và một số vấn đề khác. Tuy vậy, khi gội đầu cần lưu ý nên dùng nước ấm, pha thêm chút rượu sẽ làm bốc hơi nước nhanh hoặc dùng máy sấy để làm khô tóc, tránh để tóc ướt trong thời gian dài.

Sau khi tắm có thể thoa thêm rượu gừng hoặc dầu tràm giúp cho cơ săn chắc và làm ấm cơ thể.

5. Ăn uống kiêng khem quá mức

Sau sinh bạn rất cần phục hồi năng lượng đã mất trong quá trình "vượt cạn" và chuẩn bị nguồn năng lượng để phục hồi sức khỏe và tạo sữa cho con. Việc ăn kiêng khem quá mức vừa khiến mẹ không được cung cấp đủ năng lượng, vừa khiến trẻ không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ.

Chính vì vậy, bạn phải ăn uống với một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đa dạng các thực phẩm, bù đủ nước mỗi ngày và nhất là nên bổ sung rau và trái cây tránh trường hợp bị táo bón. Hãy ăn theo khẩu vị thường ngày của bạn nhưng vẫn nên chú ý không nên ăn quá mặn, tránh các gia vị có mùi cay nồng ảnh hưởng đến mùi vị của sữa mẹ như tỏi, hành... và các thức ăn có cồn, chất kích thích như bia, cà phê...

 Ảnh minh họa

Thực đơn trong ngày cần đảm bảo các loại thực phẩm như: thịt nạc (lợn, gà, bò, tôm), ăn nhiều loại đậu như đậu nành, đậu phụng, đậu đen, đậu đỏ, nên tăng cường sữa bò, trứng gà, sữa chua, sữa đậu nành... Khi nấu ăn nên dùng dầu thực vật thay vì dầu động vật. Bạn có thể thay đổi bữa ăn cho bớt nhàm chán như cơm, cháo, mì sợi, phở... Bên cạnh đó, cần bổ sung các loại rau và trái cây như rau ngót, rau dền, mồng tơi, bí đỏ, cà rốt, nho, cam, táo, chuối, đu đủ, lê, bơ, mít, vải… Bạn cũng nên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất sắt như lòng đỏ trứng gà, vịt, tim cật lợn, cá, mực, tôm,…

6. Di chuyển vết mổ sẽ bị rách

Sinh mổ thường không xuống cân dễ dàng như sinh thường vì do ảnh hưởng của vết mổ làm bà mẹ sau sinh sẽ khó khăn khi đi lại. Một số người còn lo sợ nếu di chuyển nhiều sẽ làm vết mổ bị rách. Đây là một quan điểm hoàn toàn không đúng. Sau khi mổ, người mẹ nên ngồi, đi lại chậm rãi, nhẹ nhàng, vận động điều hòa sẽ giúp vết mổ mau lành.

7. Ăn nhiều móng giò cho nhiều sữa

Hiện tại, chưa có nghiên cứu cụ thể nào khẳng định tác dụng của món chân giò đối với việc tăng lượng sữa cho mẹ. Tuy nhiên, lượng sữa nhiều hay không là phụ thuộc hoạt động của các hormone trong cơ thể, không phải do sự điều tiết của thực phẩm. Móng giò có thể cung cấp rất nhiều chất béo nhưng không đồng nghĩa với việc sẽ giúp lợi sữa.

Ngược lại, nếu ăn móng giò quá nhiều còn có thể khiến sữa mẹ đặc hơn. Ngoài ra còn có thể gây nên hiện tượng tắc ti sữa, làm cho mẹ tăng cân nhanh ơn và rất khó lấy lại vóc dáng sau khi sinh. Ăn giò heo sau khi mang thai không phải là không tốt nhưng tránh ăn quá nhiều và liên tục, không nên ép bản thân ăn vào một chế độ ăn nào đó.

H.V (t/h)