Phụ Nữ Sức Khỏe

Phong cách nuôi dạy con cái của cha mẹ có thể khiến con bạn được quý mến hơn trong mắt bạn bè của chúng, đây là lý do tại sao!

Mỗi bậc cha mẹ sẽ cố gắng hết sức để đảm bảo rằng con họ lớn lên hạnh phúc và thành công. Tình bạn đóng một vai trò quan trọng không chỉ đối với hạnh phúc tổng thể của một người mà nó mang lại sự hài lòng trong cuộc sống của con người và thậm chí giúp họ sống lâu hơn. Cha mẹ có thể làm gì để giúp con cái của họ làm tốt trong “lĩnh vực quan trọng của cuộc sống” này. Sau đây sẽ là những gợi ý về phương pháp giáo dục con để giúp con có được những hành vi tốt trong tình bạn.

1. Mức độ thân thiết với bạn bè có thể khác nhau.

Khi chúng ta nghĩ về sự nổi tiếng ở trường, chúng ta có xu hướng nhớ đến "những đứa trẻ tuyệt vời, nổi bật". Cố gắng thăng tiến cao hơn trong hệ thống phân cấp ở trường học, trẻ em và thanh thiếu niên có thể tham gia vào các hoạt động nguy hiểm hoặc hung hăng. Ngoài ra, những người bị ám ảnh về địa vị lớn lên có thể gặp các vấn đề trong mối quan hệ.

Ảnh minh họa

Một kiểu phổ biến khác là tính dễ mến. Theo nhà tâm lý học Mitch Prinstein, những đứa trẻ được người khác thích là những đứa trẻ lặng lẽ, thích giúp đỡ người khác và có tính hợp tác. Sự nổi tiếng dựa trên mối quan hệ tốt giữa các cá nhân sẽ giúp ích cho cuộc sống sau này: nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ được bạn bè yêu mến và xây dựng được quan hệ tốt sẽ  kiếm được nhiều tiền hơn khi chúng lớn lên.

2. Suy nghĩ về trải nghiệm của bản thân.

Cha mẹ có thể giúp con mình trở nên dễ mến hơn vì đặc điểm này phát triển phần lớn nhờ vào phong cách nuôi dạy của cha mẹ. Đầu tiên, hãy nhớ lại những năm học của bạn. Nếu bạn gặp một số chấn thương tinh thần chưa được xử lý, nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến con bạn. Các nghiên cứu cho thấy rằng các bậc cha mẹ có tuổi thiếu niên được đánh dấu bằng sự thù địch mâu thuẫn với người khác thì họ thường không quan tâm nhiều đến các mối quan hệ của con cái họ và không can thiệp khi cần thiết.

Ảnh minh họa

Bạn có thể làm gì: Phân tích các mối quan hệ của bạn trong thời thơ ấu và tuổi thiếu niên. Nếu bạn cảm thấy cô đơn hoặc lo lắng, hãy đảm bảo rằng bạn đã xử lý những cảm xúc đó để chúng không ảnh hưởng đến cách bạn nhìn nhận, dạy bảo bạn về tình bạn của con mình.

3. Cẩn thận với những lời chỉ trích.

Ảnh minh họa

Chỉ trích quá mức có thể khiến con trở nên hung dữ hơn và gây ra các vấn đề về hành vi. Điều này cũng khiến trẻ ít được bạn bè yêu mến hơn vì nó ảnh hưởng xấu đến các mối quan hệ của chúng. Vì những phẩm chất như lòng tốt và sự hợp tác được lấy từ các hình mẫu nên bạn nên thể hiện những hình mẫu cha mẹ mẫu mực trong cách bạn đối xử với người khác.

Bạn có thể làm gì: Cố gắng kiểm soát phản ứng của mình tốt nhất có thể khi con bạn ở gần để tránh không chỉ trẻ mà còn cả những người khác tức giận.

4. Kiểm soát cảm xúc là chìa khóa.

Để có những tình bạn ý nghĩa hơn, một đứa trẻ phải có khả năng kiểm soát tốt cảm xúc của mình. Nó không có nghĩa là kìm nén, thực ra nó hoàn toàn ngược lại. Trẻ em “hành động” khi chúng cần thể hiện điều gì đó nhưng không thể. Sự đồng cảm sẻ cho một đứa trẻ học được rằng ngay cả khi con cảm giác không tốt cũng sẽ không nguy hiểm, cha mẹ của con luôn ở đó để lắng nghe con và giúp đỡ con.

Ảnh minh họa

Bạn có thể làm gì: Cố gắng hết sức để con bạn cảm thấy được lắng nghe và giúp chúng đối phó với những cảm xúc mà chúng trải qua, đặc biệt là những cảm xúc tiêu cực.

5. Tham gia một chút sẽ không có hại.

Ảnh minh họa

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự tham gia của cha mẹ vào tình bạn của con cái có thể có cả kết quả tốt và xấu. Ví dụ, bạn nên sắp xếp chỗ đi chơi cho trẻ nhỏ hơn, nhưng khi chúng lớn lên, tốt hơn là chúng nên tự quản lý các mối quan hệ của mình. Nhìn chung, nghiên cứu đã chứng minh rằng kiểm soát tâm lý quá mức có thể phá hủy tình bạn của trẻ.

Bạn có thể làm gì : Giúp trẻ gặp gỡ nhiều bạn bè hơn, nhưng cố gắng can thiệp ít hơn và chỉ khi cần thiết khi chúng lớn lên.

6. Dạy con yêu bản thân mình trước.

Ảnh minh họa

Theo nghiên cứu, lòng tự trọng của trẻ em đóng một vai trò quan trọng khi con tiếp xúc và được biết đến với nhiều bạn bè. Nhà tâm lý học Mitch Prinstein tin rằng chúng ta cần học cách phản ứng với những điều tồi tệ xảy ra trong cuộc sống của mình và không đổ lỗi cho bản thân như “Tôi đã thất bại vì tôi không đủ thông minh”), mà nên là nghĩ về hoàn cảnh và cách khắc phục lỗi lầm như “Tôi không có đủ thời gian để chuẩn bị cho bài kiểm tra tốt hơn”.

Bạn có thể làm gì : Dạy con bạn biết trách nhiệm, nhưng hãy nhớ rằng việc luôn nhận lỗi không phải là một phản ứng lành mạnh đối với các sự kiện tiêu cực mà con sẽ gặp phải.

7. Mối quan hệ an tâm cho con.

Ảnh minh họa

Quay trở lại với ý tưởng rằng trẻ em sao chép cách chúng giao tiếp với bạn bè của chúng từ cách cha mẹ giao tiếp với chúng. Theo các nhà nghiên cứu, cha mẹ nên cố gắng để có được sự gắn bó an toàn thân thiết với con. Điều này có nghĩa là đứa trẻ cảm thấy đủ tự tin để tự mình khám phá thế giới nhưng luôn biết rằng cha mẹ chúng luôn ở đó vì chúng.

Bạn có thể làm gì : Kiểm tra các kiểu quan hệ giữa ba mẹ và con cái xem các bậc phụ huynh đã chọn đúng phương pháp xây dựng mối liên kết với con hay chưa.

Kiểm tra các kiểu quan hệ giữa ba mẹ và con.

Ảnh minh họa
  • Quan hệ an toàn. Kiểu này là kiểu quan hệ gia đình hoàn hảo. Cha mẹ luôn sẵn sàng và chấp nhận lắng nghe nhu cầu của con cái họ, và họ ở đó để bảo vệ chúng nếu cần. Khi những đứa trẻ lớn lên, chúng sẽ có lòng tự trọng tốt hơn và các mối quan hệ tốt đẹp.
  • Sự gắn bó lo lắng-không an toàn. Loại hình này liên quan đến sự chăm sóc không thường xuyên từ phía cha mẹ và kết quả là đứa trẻ không thể dựa dẫm hoàn toàn vào cha mẹ. Sự thiếu bảo vệ này dẫn đến việc đứa trẻ dễ giận dữ và thiếu thốn tình cảm, chúng cũng có thể phát triển các vấn đề về lòng tin.
  • Sự quyến luyến không an toàn có đặc điểm là cha mẹ không an ủi trẻ khi chúng cần. Thay vào đó, người lớn coi thường cảm xúc của trẻ và từ chối giúp đỡ. Trong trường hợp này, trẻ học cách kìm nén cảm xúc và chỉ dựa vào bản thân khi gặp khó khăn.
  • Sự gắn bó vô tổ chức-không an toàn có thể phát triển nếu cha mẹ đáp ứng không đầy đủ nhu cầu của trẻ, chẳng hạn như từ chối hoặc làm chúng sợ hãi thay vì giúp đỡ. Hành vi này thường là do chấn thương tâm lý chưa được giải quyết trong quá khứ của cha mẹ. Nếu một đứa trẻ phát triển kiểu gắn bó này, chúng có thể trở nên hung dữ hoặc từ chối lời nói, sự quan tâm từ cha mẹ.

Theo Brightside

An Nhiên (dịch)