Phụ Nữ Sức Khỏe

Phân biệt mực Việt và mực nhập khẩu không khó như bạn nghĩ, học ngay để đón Tết an toàn nhé!

Phân biệt mực nhập khẩu và mực Việt Nam

- Về hình dạng: Mực ống Việt Nam thường có kiểu dáng hơi dài và thon, trong khi mực ống nhập khẩu có hình tròn và ngắn hơn.

Ảnh minh họa: Internet

- Về màu sắc: Mực ống Việt Nam thường có màu nâu đậm hoặc đen, còn mực nhập khẩu thường có màu nâu nhạt hơn.

- Về giá thành: Giá thành có thể giải thích bất kỳ nguồn gốc nào của mực, mực từ Việt Nam có thể có giá thành cao hơn so với mực nhập, tùy chất lượng và điều kiện thị trường.

Ảnh minh họa: Internet

- Về mùi vị: Mực Việt Nam có vị ngọt tự nhiên và mùi biển đặc trưng, trong khi mực nhập khẩu có thể có mùi và vị ít đậm đà hơn.

- Về kích thước: Mực của Việt Nam nhiều khi có kích thước nhỏ hơn so với mực nhập khẩu. 

Khám phá các loại mực tươi sống phổ biến tại Việt Nam

Mực lá

Mực lá là loại mực có vây dày, hình bầu dục mở rộng xung quanh gần như toàn bộ lớp áo. Thịt khi ăn thường dày, giòn, ngọt đậm đà và thường được dùng để làm mực khô, nướng lên thơm, càng nhai càng ngọt.

Ảnh minh họa: Internet

Mực ống

Mực ống cũng là loại mực khá phổ biến có hình ống, thân dài, nhiều râu nhỏ và 2 xúc tu dài, da có nhiều đốm hồng. Loại này thường hấp hoặc chiên, cắt khoanh rồi chiên giòn lên ăn rất ngon, ngoài ra nó còn được dùng để làm những món như mực xào, lẩu mực,...

Mực trứng

Mực trứng là loại mực được giới sành ăn tìm mua nhiều nhất bởi chỉ cần cắn đứt đôi con mực, trứng sẽ ngập trong thân, mền mịn, béo bùi, thịt mực lại dai và giòn thơm.

Loại mực này gần giống với mực ống, bên trong thân mực chứa toàn là trứng và rất giàu chất dinh dưỡng.

Ảnh minh họa: Internet

Mực nang

Mực nang còn gọi là mực mai, mực bầu, có kích thước khá to và thịt rất dày, giòn. Tuy nhiên chúng có vị nhạt nên chủ yếu dùng để giã chả mực, khi hòa trộn với các hương liệu, gia vị sẽ cho ra một món ăn rất đặc sắc.

Ngoài ra, mực nang cũng rất phù hợp cho các bà nội trợ chế biến các món tươi sống như lẩu, gỏi, salad.

Shin (t/h)