Phụ Nữ Sức Khỏe

NÓNG: Biến chủng SARS-CoV-2 ghi nhận tại TP.HCM khiến số ca tử vong ở Châu Phi tăng chóng mặt

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM đã lấy mẫu để giải mã bộ gene của chủng SARS-CoV-2 từ các ca bệnh tại sân bay Tân Sân Nhất (TP.HCM). Kết quả cho thấy cả ba bộ gene SARS-CoV-2 của họ đều thuộc chủng A.23.1. Điều đó chứng tỏ các bệnh nhân của tổ bốc xếp ở sân bay Tân Sơn Nhất nhiều khả năng xuất phát từ một nguồn lây.

Biến chủng A.23.1 có chứa đột biến tương tự chủng lây lan ở Anh. Nó được phát hiện lần đầu tiên ở Rwanda, châu Phi và nhanh chóng lây nhiễm cho các ca bệnh ở thủ đô Kampala, Uganda. 

Biến chủng mới này phát triển riêng biệt với chủng B117 ở Anh dù có nhiều điểm tương đồng trong đột biến. Chữ cái đầu tiên trong các tên đột biến này biểu thị cho loại axit amin đã được thay thế. Số là vị trí của nó trên protein. Chữ cái cuối cùng là axit amin mới xuất hiện tại vị trí bị thay thế.

Tháng 6-10/2020, virus dòng A chỉ chiếm khoảng 25% các ca nhiễm nCoV tại Kampala. Đến tháng 12/2020, con số này đã tăng lên chóng mặt. 49/50 mẫu bệnh phẩm mới được ghi nhận tại Kampala nhiễm biến chủng virus này. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hơn 39.000 người ở Uganda mắc Covid-19 và 328 trường hợp đã tử vong vì căn bệnh viêm phổi mới.

 

Các tác giả xác định được một số đột biến nhất định tương đồng với chủng virus B117 của Anh. Đó là P681H và E484K. Trong đó, với đột biến P681H, A.23.1 có cơ chế hoạt động tương tự biến chủng virus của Anh.

Điều đáng lo chính là E484K. Đột biến này từng được tìm thấy trong biến chủng B135 từ Nam Phi. Giới chuyên gia từng cảnh báo đột biến này khiến virus tinh vi hơn, có thể kháng vaccine.

Các nhà khoa học cũng xác định những protein đột biến trong A.23.1 được thay đổi một phần nhưng họ chưa rõ điều này gây tác động thế nào tới Uganda. Độc lực của A.23.1 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.

Tâm Điệp (TH)