Phụ Nữ Sức Khỏe

Những yếu tố khiến người đã tiêm vaccine vẫn có thể bị Covid-19 'tấn công'

Thực tế, một số quốc gia vẫn có tỷ lệ "phủ" vaccine COVID-19 cao, trong đó có những người đã tiêm 2 mũi vaccine cao. Song, sau khi "mở cửa", các quốc gia này cũng đã ghi nhận trường hợp mắc tăng lên hàng ngày. Do đó, chính phủ tiếp tục siết chặt lại các biện pháp phòng dịch và kéo dài thêm thời gian giãn cách xã hội.

Theo chia sẻ của Times of India, những người được tiêm chủng khi nhiễm Covid-19, họ thường không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ đến trung bình. Trong một số trường hợp nhất định, do độ tuổi, bệnh nền, người bệnh có thể phải chống chọi vất vả với virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, các ca như vậy không nhiều.

vaccine COVID-19
Người đã tiêm vắc xin vẫn có thể nhiễm Covid-19 - Ảnh: Internet

Các yếu tố khiến bạn bị nhiễm Covid-19 dù đã tiêm phòng

Dù đã tiêm vaccine ngừa Covid-19, nhưng có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như sau:

- Thứ nhất, các biến thể mới có khả năng lây truyền cao và tránh được khả năng miễn dịch do vắc xin tạo ra. Vaccine Covid-19 được phát triển dựa trên chủng virus ban đầu nên các biến thể mới có thể né tránh kháng thể do vắc xin cung cấp.

- Thứ hai, những người có khả năng miễn dịch suy giảm dễ bị nhiễm SARS-CoV-2 hơn. Các kháng thể họ nhận được từ vắc xin suy yếu nhanh hơn theo thời gian. Vậy nên, nhiều quốc gia thảo luận về nhu cầu tiêm nhắc lại.

- Thứ ba, loại vắc xin và thời gian kể từ khi bạn tiêm cũng ảnh hưởng đến khả năng mắc Covid-19 sau khi chủng ngừa.

Một phát hiện gần đây cho thấy người nghiện thuốc lá, rượu, ma túy dễ bị Covid-19 hơn. Dẫn tin từ nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí World Psychiatry, do nhóm chuyên gia tại Viện Quốc gia về Lạm dụng Ma túy (NIDA), thuộc NIH, phối hợp Đại học Case Western Reserve (Cleveland, Ohio) thực hiện trên những người được tiêm chủng từ ngày 1/12/2020 đến ngày 14/8/2021, phân tích trên 3 nhóm: F0 bị rối loạn sử dụng (nghiện) chất kích thích, người nghiện chất kích thích, người không mắc Covid-19 trước khi tiêm chủng.

Nghiên cứu xác định tỷ lệ người mắc Covid-19 sau ít nhất 14 ngày tiêm mũi vaccine cuối cùng. Khi đánh giá những người nghiện chất kích thích, các chuyên gia tính toán thêm yếu tố về nhân khẩu học, kinh tế xã hội (bất ổn nhà ở, việc làm), bệnh mạn tính (huyết áp cao, tim mạch, béo phì, tiểu đường).

Từ đây, nghiên cứu phát hiện 7% người bị rối loạn sử dụng chất kích thích mắc Covid-19 dù đã tiêm vaccine. Con số này ở người bình thường là 3,6%. Ngoài ra, nguy cơ mắc Covid-19 sau tiêm cũng khác nhau ở từng nhóm nghiện chất kích thích: thuốc lá (6,8%), cần sa (7,8%). 

vaccine COVID-19 1
Vaccine ngừa COVID-19 có hiệu quả phòng ngừa lây nhiễm, bệnh nghiêm trọng và tử vong - Ảnh: Mcknights

Dù đã tiêm chủng đầy đủ, mọi người vẫn phải cảnh giác và thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Ngoài việc đề cao cảnh giác, bạn cần tiêm vắc xin, đeo khẩu trang và hạn chế tụ tập đông người.

Ngoài ra, bạn cần tránh xa mọi hình thức lạm dụng chất gây nghiện. Một phát hiện gần đây cho thấy người nghiện thuốc lá, rượu, ma túy dễ bị Covid-19 hơn.

Minh Thư (TH)