Phụ Nữ Sức Khỏe

Những tín hiệu từ đôi chân tuy nhỏ nhưng là dấu hiệu sức khỏe đang "kêu cứu"

Chân của con người có 26 xương, 32 cơ bắp và gân, 107 dây chằng. Chân là phần 'gốc rễ của cơ thể' vì nó chỉ chiếm 2% cơ thể thôi nhưng nó hỗ trợ cho 98% còn lại.

Đây là nơi chịu tải trọng gấp 1,5 lần trọng lượng cơ thể mỗi khi bạn đi bộ, đồng thời đây là nơi xa tim nhất và bơm máu từ tim trở lại. Vì lý do này, bàn chân được gọi là ‘trái tim thứ hai’.

Ảnh minh họa: Internet

Khi đôi chân của chúng ta khỏe mạnh, cơ thể chúng ta cũng khỏe mạnh. Dựa trên dữ liệu từ các cổng thông tin y tế và sức khỏe của Hoa Kỳ 'Web MD' và 'healthline.com', chúng ta sẽ tìm hiểu về tình trạng sức khỏe và phương pháp bảo vệ sức khỏe chân của chúng ta.

1. Các dấu hiệu sức khỏe xuất hiện trên đôi chân của bạn

Đau chân

Ảnh minh họa: Internet

Thông thường, khi chân bạn bị đau, bạn sẽ đổ lỗi cho đôi giày của mình. Trên thực tế, cứ 10 phụ nữ thì có 8 người gặp vấn đề với giày cao gót. Tuy nhiên, cũng một số trường hợp khác, nó có thể là do bạn bị gãy xương hoặc các vết nứt nhỏ trong xương.

Ảnh minh họa: Internet

Tập thể dục quá sức hoặc chạy đường dài cũng có thể gây đau chân.

Đau gót chân

Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân có thể là do viêm cân gan chân. Viêm gót chân xảy ra khi dây chằng kết nối xương gót chân của bạn bị viêm. Khi bạn thức dậy vào buổi sáng và bước những bước đầu tiên, cơn đau lúc này có thể nói là cơn đau dữ dội nhất.

Ảnh minh họa: Internet

Viêm khớp, tập thể dục quá nhiều và mang giày không vừa vặn cũng một trong những nguyên nhân gây đau gót chân.

Kéo lê chân

Ảnh minh họa: Internet

Khi chiều dài sải chân của bạn tăng lên, hiện tượng hơi kéo lê bàn chân sẽ xuất hiện. Điều này có thể do tổn thương dây thần kinh ngoại vi.

Khoảng 30% các triệu chứng này có liên quan đến bệnh tiểu đường. Tổn thương dây thần kinh ngoại biên cũng có thể xảy ra do bạn nhiễm trùng hoặc thiếu vitamin.

Phù chân

Ảnh minh họa: Internet

Đây là hiện tượng thường gặp khi bạn đi máy bay trong thời gian dài. Ngoại trừ những trường hợp này, đây cũng có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nguy hiểm. Có thể bạn có vấn đề với lưu thông máu, hệ thống bạch huyết, hoặc có cục máu đông. 

Ảnh minh họa: Internet

Sưng bàn chân cũng có thể xảy ra nếu bạn có vấn đề về thận hoặc suy tuyến giáp.

Bàn chân lạnh

Triệu chứng này xảy ra khi lưu thông máu kém. Điều này có liên quan đến hút thuốc, cao huyết áp và bệnh tim. Chân bạn cũng có thể bị lạnh nếu bạn bị tổn thương hệ thần kinh do bệnh tiểu đường gây ra.

Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra, triệu chứng này cần phải được bác sĩ chẩn đoán chính xác vì nó có thể là nguyên nhân gây suy giảm chức năng tuyến giáp hoặc thiếu máu.

Bàn chân nóng

Ảnh minh họa: Internet

Là triệu chứng xảy ra khi có tổn thương các dây thần kinh ngoại biên ở bệnh nhân đái tháo đường. Bàn chân cũng có thể bị nóng do thiếu vitamin B, làm vận động viên, bị bệnh thận mãn tính hoặc lưu thông máu kém ở chân và lòng bàn chân.

Vết thương trên chân không lành

Đây là một dấu hiệu đỏ cho thấy bạn đang bị mắc bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường sẽ làm cho bạn suy giảm cảm giác, lưu thông máu của bàn chân và khả năng chữa lành vết thương.

Ảnh minh họa: Internet

Vì vậy, ngay cả một vết thương nhỏ như vết phồng rộp cũng có thể trở thành một vấn đề lớn. Bệnh nhân tiểu đường nên rửa chân sạch sẽ và lau khô chân hàng ngày, sau đó kiểm tra xem có vết thương không và chăm sóc chúng thật tốt.

2. Cách giữ đôi chân của bạn được khoẻ mạnh

Mát xa chân

Ảnh minh họa: Internet

Đôi chân của bạn dễ cảm thấy mệt mỏi vì có rất nhiều cơ bắp nhỏ dồn lại ở chân. Đặc biệt, các cơ tập trung dưới vòm bàn chân hoặc giữa các ngón chân, vì vậy bạn nên thả lỏng và ấn tập trung vào vùng này, nó sẽ rất hữu ích đối với sức khoẻ của bạn. Bạn nên mát xa từ bàn chân theo hướng tim.

Ảnh minh họa: Internet

Bạn có thể trực tiếp làm bằng tay cũng được, nhưng trong trường hợp lực nắm của bạn yếu hoặc mỏi tay, bạn có thể mát xa bằng cách đặt quả bóng golf hoặc chai nhựa cứng vào lòng bàn chân và xoay chân.

Các bài tập tăng cường cơ bắp cho chân

Ảnh minh họa: Internet

Nếu các cơ nâng đỡ bàn chân khỏe mạnh thì tư thế sẽ không dễ bị lệch và còn có khả năng nâng đỡ bàn chân tốt trong trường hợp mỏi hoặc bị va chạm.

Các bài tập tăng cường cơ bắp chân mà bạn có thể dễ dàng thực hiện tại nhà là nhấc khăn trên sàn bằng ngón chân, ép và duỗi các ngón chân, đặt chân lên xuống ở cuối cầu thang và nhặt đá bằng ngón chân.

Ảnh minh họa: Internet

Để tăng cường cơ bắp xung quanh bắp chân hoặc bàn chân, bạn nên đứng dựa vào tường, đầu gối thẳng, uống cong người và duỗi thẳng tay cho đến khi bắp chân được kéo căng ra, sau đó đứng trên một chân và giữ thăng bằng.

Ngâm chân

Ảnh minh họa: Internet

Ngâm chân bằng nước ấm không chỉ giúp đôi chân của bạn khỏe mạnh mà còn giảm mệt mỏi. Ngâm chân trong nước ấm khoảng 42-44 độ trong 10 đến 15 phút, sẽ có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu làm thư giãn các cơ. Khi ngâm, tốt nhất nước vừa đủ ngập phần xương mắt cá.

Ảnh minh họa: Internet

Bạn không cần thiết phải ngâm chân riêng, khi rửa chân bạn chỉ cần ngâm chân dưới nước lâu hơn một chút là đủ rồi. Bạn có thể tăng hiệu quả của việc ngâm chân bằng cách di chuyển nhẹ mắt cổ chân trong khi bàn chân đang ngâm ngập trong nước.

Mang những đôi giày vừa vặn

Ảnh minh họa: Internet

Cũng như đôi chân có vai trò quan trọng đối với cơ thể, giày dép cũng có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của đôi chân. Nếu bạn không chọn đúng giày, chân của bạn có thể bị nhanh mỏi hoặc có thể xảy ra các bệnh về chân như chứng lang ben.

Để chọn được giày dép phù hợp, hãy tránh những đôi giày quá chật hoặc có mũi nhọn. Bạn nên chọn những đôi giày có phần trên được làm từ chất liệu mềm mại, phần dưới được đệm tốt với độ cao giày khoảng 2,5 đến 3cm.

Ảnh minh họa: Internet

Đặc biệt, khi bạn muốn vận động một quãng đường dài như đi bộ, chạy bộ, bạn phải mang giày thể thao có kích thước vừa với bàn chân, nó sẽ giúp nâng đỡ phần bắp chân của lòng bàn chân và giảm tác động lên chân.

Theo Kormedi

Thu Hà (Theo Kormedi)