Phụ Nữ Sức Khỏe

Những phương pháp điều trị môi bị cháy nắng trong mùa hè nóng bức

Ngoài dẫn tới các triệu chứng như sưng đau và phồng rộp, tình trạng môi bị cháy nắng cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư môi. Theo Tổ chức Ung thư Da Hoa Kỳ, loại ung thư da phổ biến nhất là ung thư biểu mô tế bào đáy, có thể xuất hiện ở môi, đặc biệt là phần rìa gần môi chứ không phải trong môi.

Môi bị cháy nắng - Ảnh minh họa: Internet

Phương pháp điều trị cho môi bị cháy nắng

Chườm lạnh

Chườm lạnh lên môi có thể giúp giảm viêm, giảm đỏ và đau - Ảnh minh họa: Internet

Chườm lạnh lên môi có thể giúp giảm viêm, giảm đỏ và đau. Đơn giản chỉ cần giặt sạch một chiếc khăn mềm hoặc nhúng nó vào nước đá. Sau đó, nhẹ nhàng đặt khăn lên trên môi của bạn. Sau khi bỏ khăn ra, bạn cần bôi kem dưỡng ẩm để làm giảm bong tróc, khô da. Kem dưỡng ẩm sẽ giúp giữ nước nếu bạn thoa khi môi còn ướt

Thuốc chống viêm 

Ảnh minh họa: Internet

Dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể giúp ích nếu bạn cảm thấy đau khi bị cháy nắng. Ví dụ, aspirin hoặc ibuprofen có thể làm giảm cảm giác khó chịu. NSAID cũng có thể điều trị môi sưng và đỏ. Thuốc chống viêm có thể giúp giảm đau và mẩn đỏ do cháy nắng, đặc biệt nếu dùng ngay sau khi ra nắng. Ví dụ như ibuprofen

Nha đam

Không có gì nhẹ nhàng và mát mẻ hơn gel lô hội. Gel lô hội có thể giúp làm dịu da bị viêm và thúc đẩy quá trình chữa lành. Gel lô hội có hiệu quả trong việc điều trị nhiều tình trạng da khác nhau, bao gồm bỏng, vết thương và viêm.

Uống nhiều nước

Giữ nước là điều quan trọng để duy trì làn da và đôi môi khỏe mạnh - Ảnh minh họa: Internet

Giữ nước là điều quan trọng để duy trì làn da và đôi môi khỏe mạnh. Uống nhiều nước có thể giúp giảm khô và viêm, đồng thời thúc đẩy quá trình lành bệnh. Đặc biệt, trong những tháng hè nóng nực, uống đủ nước không chỉ giúp bạn duy trì lượng nước cần thiết cho cơ thể mà còn cấp ẩm cho đôi môi.

Kem dưỡng ẩm

Bổ sung độ ẩm cho làn da bị kích ứng có thể giúp làm dịu và bảo vệ da trong khi da lành lại. Theo Học viện Da liễu Hoa Kỳ (AAD), nên tránh các loại kem dưỡng ẩm có chứa dầu. Chúng ngăn chặn thoát nhiệt từ vị trí bị cháy nắng trên da.

Bổ sung độ ẩm cho làn da bị kích ứng có thể giúp làm dịu và bảo vệ da trong khi da lành lại - Ảnh minh họa: Internet

Cuối cùng, việc làm quan trọng hàng đầu là tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cho đến khi vết cháy nắng lành hoàn toàn. Đồng thời, lần tới khi bạn ra ngoài trời, hãy nhớ bôi kem chống nắng, đội mũ rộng vành để bảo vệ khu vực nhạy cảm này.

BWs (t/h)