Phụ Nữ Sức Khỏe

Những loại thực phẩm quen thuộc này lại chính là 'thần dược' cho người mắc bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) đang có xu hướng trẻ hóa và có những diễn biến khó lường. 

Đây là loại bệnh lý rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng lượng đường huyết trong cơ thể. Nguyên nhân thường là do nồng độ insulin trong cơ thể không ổn định (có thể thiếu thậm chí thừa).

Loại bệnh này được coi là “kẻ giết người thầm lặng”.  Khi cơ thể trở nên mẫn cảm với insulin lượng đường trong máu sẽ tăng cao. Vì là bệnh mãn tính nên người bệnh phải phụ thuộc vào thuốc theo toa suốt đời.

Nhiều phương pháp điều trị thay thế đóng vai trò là lựa chọn phù hợp cho thuốc điều trị bệnh tiểu đường như bấm huyệt, châm cứu. Ngoài ra, liệu pháp tự nhiên mang đến cho người bệnh một số lựa chọn để giảm sự phụ thuộc vào các loại thuốc kê đơn đó là sử dụng nhiều loại thảo mộc như một phần trong quá trình điều trị lượng đường trong máu cao. Dưới đây là một số loại thảo mộc để hạ đường huyết.

Nha đam

Nha đam có tác dụng giảm viêm trong cơ thể và điều trị chứng khó tiêu. Tình trạng viêm trong cơ thể là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh mãn tính như bệnh tiểu đường.

Gừng

Gừng được sử dụng nhiều trong chế biến món ăn. Gừng cũng là loại thảo mộc thơm đã được sử dụng để chống lại bệnh tiểu đường bằng cách làm tăng độ nhạy cảm của cơ thể với insulin và giúp tăng tiết insulin.

Cây hương thảo

Không chỉ giúp tạo vị cho món ăn, hương thảo còn là 'thần dược' kiểm soát lượng đường trong máu.

Cây hương thảo được sử dụng nhiều trong ẩm thực. Loại thảo mộc này mang đến rất nhiều tác dụng, không chỉ thúc đẩy giảm cân mà còn cân bằng lượng đường trong máu. Sử dụng hương thảo sẽ làm giảm cholesterol xấu (LDL) và tăng cholesterol tốt (HDL).

Mướp đắng (khổ qua)

Mướp đắng có thể giúp các tế bào sử dụng glucose hiệu quả hơn và ngăn chặn sự hấp thụ đường trong ruột. Một nghiên cứu trên Tạp chí Ethnopharmacology đã so sánh mướp đắng với một loại thuốc chữa bệnh tiểu đường và phát hiện ra rằng nó đã làm giảm lượng fructosamine ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Tuy nhiên, liều lượng thấp của loại thuốc chữa bệnh có hiệu quả hơn.


Mướp đắng trị tiểu đường rất tốt, tuy nhiên người mắc bệnh tiêu hóa cần lưu ý khi sử dụng.

Trong một nghiên cứu năm 2017 trên chuột của tạp chí Evidence-based Complementary and Alternative Medicine, các nhà nghiên cứu cho rằng mướp đắng có thể làm giảm lượng đường huyết cao ở bệnh tiểu đường loại 1, nhưng các tác dụng phụ về vấn đề tiêu hóa có thể xảy ra.

Nhân sâm

Được biết đến với lợi ích tăng cường miễn dịch và chống lại bệnh tật, loại thảo mộc Trung Quốc này có một số nghiên cứu tích cực về bệnh tiểu đường. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nhân sâm làm chậm quá trình hấp thụ carbohydrate; tăng khả năng sử dụng glucose của tế bào; và tăng tiết insulin từ tuyến tụy. Một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Toronto đã nhiều lần chỉ ra rằng viên nang nhân sâm làm giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Xô thơm

Sử dụng xô thơm khi đói sẽ giúp kiểm soát tiểu đường tốt hơn.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng cây xô thơm làm giảm lượng đường trong máu đến một lượng đáng kể, đặc biệt sử dụng khi bụng đói. Thêm cây xô thơm vào chế độ ăn uống làm tăng tiết insulin và giúp kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng trà xô thơm thay thế cho các loại nước uống thông thường.

Rau kinh giới

Rau kinh giới làm tăng hoạt động của tuyến tụy để tạo ra nhiều insulin hơn và giảm lượng đường trong máu bằng cách ức chế cảm giác thèm đồ ngọt. Ngoài việc tăng cường sức khỏe miễn dịch, thảo mộc này còn làm giảm sự hình thành carbohydrate trong cơ thể.

Kiều Diễm (TH)