Phụ Nữ Sức Khỏe

Nguyên nhân nào dẫn đến chứng rối loạn tiêu hóa ở phụ nữ trung niên và người cao tuổi?

Ở Nhật có 5 vị: ngọt, mặn, chua, đắng và umami (vị ngọt từ thịt). Nếu thiếu một trong số chúng, bạn sẽ không thể ăn một cách ngon miệng. Đặc biệt, nếu không hiểu rõ về độ ngọt hay mặn có thể dẫn đến tình trạng ăn quá nhiều calo hoặc ăn muối quá nhiều.

Gần đây, ngày càng có nhiều người mắc phải chứng rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt nó có xu hướng phổ biến hơn ở phụ nữ trung niên và người lớn tuổi. Một trong những nguyên nhân trong đó là thiếu kẽm, tác dụng phụ của thuốc, mắc các bệnh như tiểu đường, gan, thận, bệnh có liên quan đến đường tiêu hóa, bệnh răng miệng, căng thẳng do stress và thiếu máu do thiếu sắt. Trong tất cả các nguyên nhân người ta cho rằng sự hấp thu kẽm giảm và bài tiết kẽm tăng lên do tác dụng phụ của thuốc và khi cơ thể mắc bệnh. Hơn một nửa số trường hợp rối loạn tiêu hóa có liên quan đến việc thiếu kẽm.

Ảnh minh họa: Internet

Vị giác là một cơ quan nhỏ được gọi là nụ vị giác, thường trong khoang miệng, đặc biệt là trên bề mặt của lưỡi. Có một loại tế bào nhận biết được vị giác gọi là tế bào vị giác có trong các chồi vị giác và các tế bào vị giác này được trao đổi chất rất nhanh và được tái sinh mỗi tháng. Kẽm cần thiết cho sự tái tạo của các tế bào vị giác này nhưng kẽm không thể tổng hợp hoặc dự trữ trong cơ thể.

Lượng kẽm được khuyến nghị hàng ngày là 10mg đối với nam giới trưởng thành và 8mg đối với nữ giới trưởng thành. Tuy nhiên thời gian gần đây, ngày càng có nhiều người bị thiếu kẽm do ăn kiêng quá mức và ăn quá nhiều thức ăn nhanh hoặc thực phẩm chế biến sẵn. Tập thể dục quá sức cũng có thể dẫn đến thiếu kẽm.

Như đã nói ở trên tác dụng phụ của thuốc cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu kẽm. Đó là các loại thuốc hạ huyết áp, thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau hạ sốt, chất kháng khuẩn và chất điều trị bệnh tiểu đường. Nhiều loại thuốc bán trong các hiệu thuốc nói chung cũng dẫn đến tình trạng thiếu kẽm. Tuy nhiên ngay cả khi bị rối loạn vị giác, bạn cũng không được tự ý ngừng thuốc và nên tham khảo thêm ý kiến ​​của bác sĩ, dược sĩ.

Thực phẩm giàu kẽm bao gồm hải sản như hàu và lươn, thịt như gan lợn và thịt bò nạc và các loại đậu như hạt điều và đậu nành.

Ảnh minh họa: Internet

Nhưng bổ sung quá nhiều kẽm có thể không tốt cho sức khỏe nên bạn cần hết sức lưu ý. Cung cấp quá nhiều kẽm có thể gây ra thiếu đồng, thiếu sắt gây thiếu máu, rối loạn tiêu hóa (như buồn nôn) và tăng men tụy trong huyết thanh.

Bạn cũng có thể kiểm tra nồng độ kẽm trong cơ thể bằng cách đi xét nghiệm máu. Chứng khó thở thường sẽ tự khỏi nhưng nếu bạn có cảm giác khó chịu kéo dài, hãy tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ tai mũi họng hoặc nội khoa.

Ảnh minh họa: Internet

Như các bạn đã biết mắc Covid cũng có thể gây ra chứng rối loạn tiêu hóa. Nếu bạn đột nhiên bị chứng khó tiêu có khả năng bạn đã bị nhiễm Covid. Trong trường hợp này hãy nhớ gọi đến trung tâm tư vấn hoặc bác sĩ gia đình trước khi đến cơ sở y tế.

Theo Nara Medical Associasion

Thanh Nguyệt (Dịch)