Phụ Nữ Sức Khỏe

Người ta nói “thức khuya” hại thân, chính xác là hại như thế nào? Sau đây là những thay đổi bên trong và bên ngoài cơ thể khi thức khuya, bạn hãy chú ý nhé!

Thức đêm làm việc thường gặp ở người trẻ bận rộn, tham công tiếc việc

Với nhịp sống ngày càng hối hả như hiện nay, việc thức khuya là chuyện thường xảy ra đối với một số người có khối lượng công việc và học tập tương đối nặng nhọc. Thêm vào đó là sự phổ biến của các thiết bị công nghệ hiện đại, những điều này chính là lý do chính gây ra chứng thức khuya, mất ngủ ở nhiều người.

Mặc dù ai cũng biết rằng thức khuya không tốt cho sức khỏe. Thế nhưng chúng ta vẫn chưa biết rõ về những ảnh hưởng của nó đối với cơ thể. Vì vậy hôm nay cũng ta sẽ cũng thảo luận về thói quen thức khuya và những thay đổi bên trong và bên ngoài cơ thể khi thức khuya để bạn có thể hiểu rõ về sự nguy hiểm của việc thức khuya và cố gắng sửa chữa thói quen xấu này, bạn nhé!

Đầu tiên, hãy nói về tác động bên ngoài của cơ thể:

1. Quầng thâm mắt

Chúng ta thường dễ dàng nhìn thấy những người thức khuya đa phần sẽ xuất hiện quầng thâm dưới mắt, đặc biệt đối với các chị em yêu thích làm đẹp thì tình trạng này là không thể chấp nhận được. Vậy mối quan hệ giữa thâm quầng và thức khuya là gì?

Buổi tối là khoảng thời gian thích hợp để cơ thể bạn được nghỉ ngơi, thư giãn và phục hồi năng lượng sau một ngày dài làm việc mệt mỏi. Đồng thời, đây cũng là “thời điểm vàng" để các cơ quan nội tạng hoạt động theo chức năng riêng của mình. Việc thức khuya, ngủ không đủ giấc sẽ gây ảnh hưởng tới quá trình tuần hoàn và lưu thông máu. Làn da khi ấy sẽ không được cung cấp đủ dưỡng chất và lượng oxy cần thiết. Đây chính là nguyên nhân gây khô da và gây ra các vết thâm quầng ở dưới vùng mắt.

Chẳng ai mong muốn mình trông già trước tuổi với đôi mắt nhăn nheo, quầng thâm. Vì vậy, hãy tập thói quen sống khoa học, chăm sóc đúng cách để đôi mắt được rạng rỡ và không có quầng thâm 

Bên cạnh đó, theo sự lý giải của chuyên gia, việc mất ngủ, thiếu ngủ sẽ khiến cho cơ thể xanh xao, mệt mỏi. Từ đó sẽ tạo điều kiện cho những mao mạch nằm sát ở dưới da lộ diện dễ dàng hơn và sẽ dẫn đến sự hình thành của các mảng sẫm màu. Do đó, rất nhiều trường hợp đã rơi vào tình trạng mắt bị thâm quầng do mất ngủ kéo dài, nhất là những người có làn da nhạy cảm và mỏng manh.

2. Da kém sắc

Những người thường xuyên thức khuya sẽ không thể nào có được làn da đẹp, đây cũng là tác dụng phụ thường gặp nhất của việc thức khuya. Ngoài việc làm chậm quá trình trao đổi chất và tuần hoàn máu, giấc ngủ còn là một kiểu hồi phục cơ thể một cách hiệu quả.

Các tế bào trong cơ thể chúng ta liên tục chết đi và thay thế mỗi ngày. Chẳng hạn như đối với làn da của chúng ta, trên thực tế,  làn da của chúng ta về tính chất, chúng liên tục sản sinh ra các tế bào mới. Vì vậy nếu chúng ta không tẩy da chết thường xuyên, lớp sừng trên da sẽ xuất hiện ngày một nhiều, dầu nhờn dư thừa tiết ra bị tắc nghẽn lỗ chân lông, da bị xỉn màu và đứng trước nguy cơ lão hóa.

Những người thường xuyên thức khuya sẽ thường có làn kém sắc hơn so với những người ngủ đủ giấc, đặc biệt là những người có làn da nhạy cảm và mỏng manh

Sự xen kẽ của cái cũ và cái mới này càng rõ ràng hơn khi bạn nghỉ ngơi vào ban đêm. Vì thế, nếu bạn thức khuya vào thời điểm này, quá trình này sẽ bị rối loạn dẫn đến tình trạng da trở nên xấu hơn. Thêm vào đó, quá trình trao đổi chất vào ban đêm sẽ tương đối chậm nên thức khuya thường xuyên sẽ khiến tế bào bị mất nước nghiêm trọng, khiến da trở nên khô ráp, thiếu độ đàn hồi. Ngoài ra, việc nội tiết bị rối loạn do thức khuya sẽ dẫn đến tình trạng bít tắc lỗ chân lông trên da khiến tình trạng da ngày càng trở nên xấu đi.

3. Rụng tóc

Rụng tóc là nỗi lo của nhiều người, mái tóc lưa thưa ít ỏi không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn hình thành tâm lý tự ti, ngượng ngùng khi giao tiếp với người khác. Một trong những nguyên nhân khiến bạn rụng nhiều tóc chính là thói quen thức khuya ngủ muộn.

Thường xuyên thức khuya sẽ khiến cơ thể luôn trong tình trạng căng thẳng, lúc này bộ phận nào trên cơ thể chúng ta là nhạy cảm nhất? Câu trả lời đó là "da đầu". Việc thức khuya sẽ làm đảo lộn giờ sinh giấc, gây rối loạn nội tiết tố, thay đổi hàm lượng hormone cơ thể, trong đó có Dihydrotestosterone (DHT). DHT tăng cao, gắn nhiều hơn vào nang tóc, cản trở dòng dinh dưỡng của tóc, khiến tóc không được phát triển khỏe mạnh, nang tóc nhỏ lại, yếu dần đi và cuối cùng là gãy rụng.

Ngoài ra, việc ngủ không đủ giấc khiến cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, căng thẳng nên càng làm tăng nguy cơ rụng tóc. Ngoài ra, để tỉnh táo khi thức khuya, nhiều người có thói quen sử dụng cà phê, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến tóc bạn ngày càng thưa đi.

Sau khi nói về những biểu hiện bên ngoài của cơ thể, bây giờ chúng ta hãy nói về những vấn đề xảy ra bên trong cơ thể.

1. Đau đầu

Một trong những triệu chứng thường gặp ở những người thường xuyên thức khuya chính là đau đầu. Thức khuya khiến cơ thể con người lúc nào cũng cảm thấy căng thẳng, lúc này lượng máu cung cấp đến não bộ sẽ bị ảnh hưởng dẫn đến co thắt mạch máu, gây ra đau đầu. Với mỗi trường hợp bị đau đầu do thức khuya, tính chất của bệnh cũng khác nhau, chẳng hạn một số người cảm thấy da đầu đau nhói như bị kim đâm. Thực chất đây là cơn đau đầu do co thắt mạch máu hay còn được gọi là đau đầu co thắt mạch.

2. Chóng mặt

Buổi tối là thời điểm vàng để cơ thể được nghỉ ngơi, lúc này tất cả các cơ quan trong cơ thể đều đã ở trạng thái phục hồi. Mỗi khi bạn ngủ muộn, bạn sẽ có cảm giác chóng mặt, choáng váng vào sáng hôm sau đó là do bộ não đã bị chấn thương nhỏ. Thông thường bộ não được trang bị để đối phó với những cú sốc nhỏ như thức khuya, nhưng nếu việc này diễn ra trong khoảng thời gian dài sẽ dẫn đến tổn thương não, gây nhức, đau đầu. Thậm chí, điều này còn ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương, làm suy yếu khả năng phản xạ tự nhiên của cơ thể.

3. Suy giảm trí nhớ

Theo một nghiên cứu, những người thường xuyên thức khuya sẽ có tỉ lệ suy giảm trí nhớ cao gấp 5 lần so với người bình thường

Thời gian ngủ là khoảng thời gian tốt giúp não bộ được nghỉ ngơi và ghi nhớ lại tất cả những hoạt động diễn ra trong ngày. Việc thức đêm thường xuyên sẽ khiến não bộ không được nghỉ ngơi đầy đủ, từ đó khiến não bộ rơi vào trạng thái tương đối căng thẳng cả ngày lẫn đêm, dẫn đến rối loạn chức năng thần kinh của cơ thể, dẫn đến suy giảm trí nhớ.

4. Giảm khả năng miễn dịch

Bên cạnh tâm lý căng thẳng, việc thường xuyên thức khuya và ngủ không đủ giấc cũng là một trong những yếu tố làm suy yếu hệ miễn dịch mà nhiều người thường mắc phải. Khi chúng ta ngủ, cơ thể sẽ giải phóng các cytokine – loại protein bảo vệ bạn khỏi viêm và nhiễm trùng. Việc thường xuyên thức khuya, sau đó ngủ không đủ từ 7 – 8 tiếng một ngày sẽ làm suy giảm khả năng ngăn ngừa bệnh tật của hệ miễn dịch, dễ khiến bạn mắc nhiều loại bệnh từ cảm cúm, sốt, ho, đến những bệnh nặng hơn như tim mạch, hoặc thậm chí cả COVID-19.

Ngoài ra, thức khuya cũng chính là một trong số nguyên nhân dẫn đến đột quỵ. Theo nghiên cứu từ viện Karolinska (Thuỵ Điển), người thường xuyên thức khuya có nguy cơ đột quỵ cao hơn 7% so với người ngủ đủ giấc, đúng giờ.

Trên đây là những tác động của việc thức khuya đối với sức khỏe bên trong và bên ngoài cơ thể con người. Tuy chưa thể liệt kê cụ thể một số bệnh nhưng qua bài viết này bạn cũng sẽ có thể hiểu rõ hơn về những tác hại mà nó gây ra cho cơ thể của chúng ta.

Một số người vô tư cho rằng mình còn trẻ, thể lực lại rất tốt nên đã coi thường việc thức khuya. Thế nhưng thức khuya giống như một liều thuốc độc mãn tính, vô tình sẽ bào mòn sức khỏe của cơ thể, và gây ra nhiều tác hại không thể cứu vãn được đến với cơ thể chúng ta. Vì vậy đừng bỏ qua những nguy hiểm của việc thức khuya bạn nhé!

Dưới đây là một vài gợi ý mà bạn có thể thử.

1. Điều chỉnh đồng hồ sinh học, tự đặt giờ đi ngủ vào buổi tối.

2. Tránh xa các thiết bị điện tử khoảng 30 phút trước khi đi ngủ.

3. Cố gắng hoàn thành công việc trong trong ngày để tránh việc thức khuya làm việc.

4. Trước khi ngủ, không nên ăn quá no và chú ý tập thể dục nhiều hơn.

5. Nếu việc thức khuya lâu ngày dẫn đến mất ngủ thường xuyên thì bạn nên đến bệnh viện điều trị để tình trạng sức khỏe dần được cải thiện hơn.

Thanh Ngân (Theo Sohu)