Phụ Nữ Sức Khỏe

Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn uống như thế nào?

Chế độ ăn uống là phần khó thực hiện và tốn nhiều thời gian. Có nhiều phương pháp trong chế độ ăn uống được đưa ra trên thế giới nhưng hầu hết đều bỏ qua việc cân bằng dinh dưỡng và nếu tiếp tục thì khá nguy hiểm cho sức khỏe. Chế độ ăn kiêng dành cho bệnh nhân tiểu đường không phải là “hạn chế tối đa lượng đường tiêu thụ” cũng không phải là “hạn chế lượng calo”.

Điều đầu tiên cần làm trong chế độ ăn kiêng dành cho người tiểu đường là biết người bệnh cần bao nhiêu lượng calo trong ngày.

Ảnh minh họa: Internet

Lượng calo thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào sự vận động mỗi ngày. Khi vận động bình thường (đứng làm việc, đi bộ nhẹ nhàng,...) thì lượng tiêu thụ sẽ là 30 kcal/kg đối với trọng lượng tiêu chuẩn. Ví dụ, đối với một người có cân nặng tiêu chuẩn là 60 kg thì 60 x 30 = 1800 kcal/ngày.

25 kcal/kg đối với những người vận động nhẹ (làm việc văn phòng, người cao tuổi,…) và 35 kcal/kg đối với vận động nặng (làm việc nặng nhọc,…).

Tuy nhiên đối với những người quá gầy hoặc người già trên 80 tuổi điều quan trọng là không nên hạn chế calo quá mức và bổ sung calo có chứa protein kết hợp cùng với điều trị bằng thuốc.

Điều quan trọng tiếp theo là cân bằng dinh dưỡng.

Ảnh minh họa: vtc.vn

Nhìn vào 3 nhóm chất dinh dưỡng chủ yếu là đạm, béo và tinh bột thì lượng nạp vào cơ thể của người Nhật ở mức trung bình nên khá cân đối.

Nhưng vấn đề là sự phân hủy đường bột khiến bạn trông béo lên.

Tinh bột có thể được chia thành đường bột có trong cơm, bánh mì được hấp thụ và trở thành nguồn năng lượng và chất xơ có trong rau, nấm, rong biển hầu như không được hấp thụ. Và hầu hết chất tinh bột mà người Nhật ăn vào là đường còn lượng chất xơ hấp thụ rất thấp.

Không giống như đường bột, chất xơ cũng có tác dụng ức chế béo phì và nó được khuyến khích nên bổ sung vào cơ thể một cách tích cực. Điều rất quan trọng đối với sự cân bằng dinh dưỡng là giảm lượng đường và tăng lượng chất xơ trong khẩu phần ăn.

Để áp dụng vào thực tế cần làm theo những cách sau đây.

- Hàng ngày ăn ba bữa (nên giảm số bữa ăn có xu hướng tích lũy chất dinh dưỡng dưới dạng chất béo).

- Không nên ăn trước khi đi ngủ 2 tiếng (trước khi đi ngủ, năng lượng tiêu hao sau bữa ăn ít và dễ tích tụ thành mỡ).

- Ăn nhiều loại thực phẩm, bao gồm vitamin và khoáng chất.

- Ăn rau và protein trước (bạn có thể giảm lượng tiêu thụ tinh bột khi đường trong máu tăng đột ngột).

- Nhai chậm và ăn từ từ (làm giảm lượng đường trong máu khi tăng lên đột ngột và tăng cảm giác no).

- Nên ăn nhiều món ăn Nhật hơn các món Tây (món ăn phương Tây có xu hướng giàu calo và chất béo).

- Nêm nhạt hương vị (nếu nêm đậm bạn sẽ ăn nhiều cơm).

- Nên uống thức uống có độ cồn thấp (cồn chứa nhiều calo và có tác dụng kích thích sự thèm ăn, do đó dễ dẫn đến tình trạng thừa calo).

Có rất nhiều lời khuyên về chế độ ăn uống khác nhau nhưng trên thực tế không có chế độ ăn đặc biệt nào dành cho bệnh tiểu đường. Do đó mà không có gì mà người bệnh tiểu đường không nên ăn.

Ảnh minh họa: gef.com.vn

Điều cơ bản là nên ăn hơn 30 loại thực phẩm để cân bằng dinh dưỡng tốt và đảm bảo hàm lượng calo thích hợp. Khái niệm chế độ ăn uống này không chỉ áp dụng cho bệnh nhân tiểu đường mà còn cho những người đang khỏe mạnh. Hãy bắt tay vào thực hiện cùng gia đình bạn ngay từ bây giờ nhé!

Theo Nara Medical Associasion

Thanh Nguyệt (Dịch)