Phụ Nữ Sức Khỏe

Ngày đại lộc đại cát nên dọn dẹp bàn thờ, tỉa chân nhang cuối năm để gia chủ hút tài lộc, bề trên ưng bụng

Theo các chuyên gia phong thủy, trong tháng Chạp - 12 âm lịch năm nay có 3 ngày đẹp nhất để dọn dẹp bàn thờ. Đây là 3 ngày được khuyên nên lau dọn bàn thờ để tăng thêm tài lộc cho gia đình.

 

- Ngày 24 tháng Chạp tức ngày 26/1/2022. Đây là ngày tốt nhất trong tháng. Bạn có thể chọn ngày này để dọn dẹp bàn thờ tổ tiên vào ngày này sẽ có một năm mới ấm no, hạnh phúc, vạn sự như ý, làm ăn phát đạt.

Giờ tốt nhất trong ngày này là giờ Thìn (7 – 9 giờ), hoặc giờ Tỵ (9 -11 giờ), và giờ Mùi (13 – 15 giờ).

- Ngày 28 tháng Chạp tức ngày 30/1/2022. Đây là ngày tốt để làm những việc lớn, mang đến niềm vui, may mắn, thuận lợi, tài lộc.

Giờ tốt nhất để tiến hành lau dọn bàn thờ là 5- 7 giờ (giờ Mão), 9 – 11 giờ (giờ Tỵ), 15 – 17 giờ (giờ Thân), 19- 20 giờ (giờ Tuất).

- Ngày 29 tháng Chạp (tức 31/1/2022. Đây cũng là một ngày Hoàng đạo cuối cùng, gia chủ nên nhanh chóng dọn dẹp để tăng khí vượng cho gia đình. Những giờ tốt trong ngày này là giờ Thìn (7 – 9 giờ), giờ Tỵ (9-11 giờ). 

Khi dọn bàn thờ nên chú ý những điều sau:

- Trước khi bắt đầu, người sẽ tiến hành lau dọn bàn thờ phải tắm rửa sạch sẽ, dâng một đĩa hoa quả thắp hương xin phép, thông báo về việc lau dọn bàn thờ tổ tiên.

Nhiều gia đình cầu kỳ hơn thì chuẩn bị thêm một mâm đựng có phủ giấy đỏ hoặc giấy trắng lên trên. Rồi sau đó, đặt các vật dụng trên bàn thờ lên đó trong lúc dọn dẹp.

 

Ban thờ là nơi linh thiêng, thể hiện sự tôn kính với tổ tiên và những người thân đã khuất nên khi lau dọn cần phải giữ sạch sẽ, gọn gàng, tránh sử dụng đồ lau dọn dính bụi bẩn, đang dùng dở chừng.

- Bài vị tổ tiên cần để ngay ngắn sang một bàn khác. Khi nào hương cháy hết mới bắt đầu dọn dẹp, lau chùi sạch sẽ. Các bài vị phải được lau ở mỗi chậu nước khác nhau, không dùng chung nước tránh việc bất kính.

- Trong quá trình lau dọn phải sử dụng nước ấm, tuyệt đối không được dùng nước lạnh.

- Bài vị được thu dọn trước rồi mới đến bát hương.

- Với những gia đình có thờ thần Phật và tổ tiên thì phải lau bài vị của thần Phật trước. Sau đó, thay nước và lau bài vị của tổ tiên, tuyệt đối không được làm ngược lại tránh bất kính, mạo phạm. Tương tự khi đặt xuống, cũng phải theo thứ tự đặt bài vị, bát hương của thần, Phật trước rồi mới đến tổ tiên.

Một điều cần lưu ý tuyệt đối không di chuyển vị trí bát hương bởi trong văn hóa tâm linh của người Việt, nếu tùy tiện di chuyển sẽ không thuận lợi cho sức khỏe, công việc làm ăn hay thậm chí còn mang đến những điềm xui xẻo, lục đục trong gia đình.

 

- Tỉa chân hương: Bát hương sử dụng lâu ngày thì chân hương sẽ đầy, gia chủ cần tỉa chân hương hoặc rút chân hương rồi lấy một chiếc thìa nhỏ để xúc từng thìa một đổ tro ra ngoài để tránh nguy cơ “tán tài” mất lộc.

- Sau khi rút chân hương ra khỏi bát hương, hãy để lại 5 chân hương cũ trong bát hương. Những chân hương còn lại, đem đốt thành tro rồi thả dưới sông, ao hồ hoặc pha nước tưới cây.

- Không được vứt chân hương bừa bãi, vứt ở nơi bẩn thỉu, ô uế để tránh việc bị tổ tiên hay các vị thần linh quở trách.

Hà My (t/h)