Phụ Nữ Sức Khỏe

Ngâm loại nước lá quen thuộc để qua đêm, cơ thể nhận được 7 lợi ích ‘thần kì’ cho lá gan, dạ dày và làn da

Là một món ăn quen thuộc và đặc biệt hỗ trợ cải thiện sức khỏe, phòng chống nhiều bệnh tật. Bắp cải là món ăn được nhiều chuyên gia khuyên dùng.

Vốn có hàm lượng calo thấp, lại nhiều polyphenol, chất chống oxy hóa, vitamin C, vitamin K, kali, bắp cải có tác dụng hữu ích để tăng cường sức khỏe tốt chẳng tốn tiền mua thuốc thang. Bắp cải lại rất rẻ và dễ mua tại các chợ và siêu thị. Bạn có thể sử dụng nó để chế biến nhiều món ăn khác nhau, bao gồm salad, món hầm, súp, món kho và dưa cải bắp.

Bắp cải có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ảnh: Internet

Đặc biệt hơn, món nước bắp cải ngâm qua đêm là một trong những công thức đơn giản, dễ làm lại tiện sử dụng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bắp cải ngâm nước qua đêm mang lại nhiều tác dụng cải thiện sức khỏe cho phụ nữ và hầu hết ai có thể sử dụng nó.

Vậy ngâm nước bắp cải qua đêm có những lợi ích nào?

Làm đẹp da: Do rất giàu vitamin và các chất lão hóa, với phụ nữ nói riêng, nước bắp cải giúp cân bằng nội tiết tố và giải độc cơ thể hiệu quả. Loại nước này cũng cung cấp lượng lớn chất chống oxy hóa giúp giảm nếp nhăn và tốc độ lão hóa do tuổi tác.

Giảm cân: Với thành phần ít calo, lại thuận lợi cho việc trao đổi chất, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, giúp cơ thể no lâu, nước bắp cải hoàn toàn có thể giúp phụ nữ giảm cân. Chất xơ trong bắp cải có thể giúp giảm táo bón, cân bằng lượng đường trong máu, giảm mức cholesterol và cải thiện hệ tiêu hóa.

Nước lá bắp cải có tác dụng tốt cho tiêu hóa, giảm cân. Ảnh: Internet

Uống nước bắp cải là một trong những cách tốt nhất giúp giảm cân an toàn. Nó lại không chứa bất kỳ chất béo hay calo dư thừa nào. Nó giúp cơ thể đào thải độc tố và cải thiện trao đổi chất, giảm cân hiệu quả.

Tốt cho gan, tim mạch

Theo một nghiên cứu của Tạp chí Hóa học Nông nghiệp và Thực phẩm năm 2016, nước bắp cải sở hữu một chất chống oxy hóa mang tên indole-3-carbonite giúp giải độc gan và giúp gan khỏe mạnh theo năm tháng.

Thành phần giàu Kali trong bắp cải chính là ‘vị cứu tinh’ cho một trái tim khỏe mạnh. Bắp cải giúp duy trì lưu thông máu, đồng thời tránh tắc nghẽn các mạch máu đến tim, giảm các triệu chứng của bệnh tăng huyết áp, giảm mức cholesterol xấu và đồng thời giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Loại nước lá tốt cho tim mạch và lá gan hiệu quả. Ảnh: Internet

Theo một nghiên cứu năm 2021 được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Anh, những phụ nữ ăn nhiều rau họ cải - như bắp cải, súp lơ và bông cải xanh chống lại sự tích tụ canxi và cuối cùng có lợi cho sức khỏe tim mạch.

 Điều trị loét dạ dày

Vitamin và các thành phần dồi dào trong rau bắp cải mang lại lợi ích tăng cường sức đề kháng cho niêm mạc dạ dày, bảo vệ khỏi sự tấn công của axit. Ăn bắp cải lâu dần sẽ điều trị loét dạ dày và cải thiện sức khỏe đường ruột, không lo bệnh tật tấn công.

Vitamin và các thành phần dồi dào trong rau bắp cải mang lại lợi ích tăng cường sức đề kháng cho niêm mạc dạ dày. Ảnh: Internet

Ngoài sử dụng cải bắp, bạn cũng có thể sử dụng những món ăn nhiều chất xơ và các loại vitamin nhóm B như các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, cải bó xôi, cải xoăn, mâm xôi, táo, lê, dâu tây, atisô, đậu Hà Lan, đậu khô nấu chín, củ cải xanh, lúa mạch, lúa mì và gạo nâu.

Bắp cải giúp cải thiện sức khỏe của xương

Vitamin trong bắp cải có thể cải thiện tình hình xương nhanh chóng. Đặc biệt vitamin K giúp tăng cường sức mạnh của xương, giảm nguy cơ phát triển chứng loãng xương cũng như các vấn đề về bầm tím và chảy máu.

Nguồn khoáng chất tuyệt vời như canxi, magiê và kali cũng chính là chất bảo vệ xương khỏi suy thoái và khởi phát các tình trạng như loãng xương và suy yếu xương nói chung.

Bắp cải tốt cho xương khớp. Ảnh: Internet

Tăng cường miễn dịch

Đảm bảo bạn cung cấp đủ vitamin C mỗi ngày là rất quan trọng. Trong khi đó, chất chống oxy hóa và vitamin C lại rất dồi dào trong nước đậu bắp, tạo ra collagen để giúp vết thương mau lành và tăng cường hệ thống miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật.

Trung bình trong 100g cải bắp chứa 35mg vitamin C. Loại vitamin này có tác dụng chống oxy hóa và chống lại sự lão hóa tế bào, giúp giảm mệt mỏi và giảm căng thẳng. Các loại rau thuộc họ cải trong đó có cải bắp đã được chứng minh là giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Cải bắp cũng chứa vitamin B9, góp phần hình thành các tế bào hồng cầu và hoạt động bình thường của hệ thống thần kinh và miễn dịch.

Phòng chống ung thư

Có thể bạn còn chưa biết Glucosinolate trong bắp cải là hóa chất chứa lưu huỳnh có tác dụng chống ung thư tuyệt vời. Dù vẫn còn cần nhiều kết luận, nhưng chúng vẫn là một bổ sung rất lành mạnh cho bất kỳ chế độ ăn kiêng nào và bạn có thể bổ sung.

Bắp cải có lợi cho việc phòng chống ung thư. Ảnh: Internet

Cách làm nước bắp cải như thế nào? 

Bạn có thể thực hiện loại nước này tại nhà rất nhanh chóng, không tốn kém thời gian như sau:

- Lấy một lọ thủy tinh, sau đó cho bắp cải đã được thái nhỏ vào khoảng nửa lọ, đổ nước đầy bình.

- Thêm một thìa muối, khuấy đều và đậy kín nắp lọ.

- Ngâm hỗn hợp này qua đêm hoặc nguyên một ngày.

- Sau khi ngâm, hãy lọc lấy nước và vứt bỏ bã rồi uống như bình thường, có thể thêm một lát chanh để ngon miệng và bổ dưỡng hơn.

Nước bắp cải. Ảnh: Internet

Một số lưu ý khi dùng bắp cải

- Bạn chọn những loại rau không chứa chất bảo quản và rõ nguồn gốc để sử dụng cho gia đình.

- Tránh sử dụng khi bạn bị đầy bụng, khó tiêu, hội chứng ruột kích thích: 'Do lên men trong đường tiêu hóa, bắp cải tạo ra khí và do đó đầy hơi.'

- Tránh sử dụng với người suy tuyến giáp. Tuy bắp cải rất bổ dưỡng nhưng nó lại chứa một hàm lượng nhỏ goitrin. Chất này có tác dụng có thể gây bướu cổ. Với những người này, nên ăn bắp cải ở một lượng vừa phải, trước khi ăn nên cắt từng lá, ngâm rửa rồi thái nhỏ, để khoảng 10-15 phút rồi mới chế biến bởi khi đó, goitrin sẽ bị phân hủy hết.

- Những người suy thận nặng, phải chạy thận nhân tạo cũng không nên dùng bắp cải. 

- Không ăn bắp cải đã xào chín để qua đêm. Không riêng gì bắp cải mà bất kỳ một món ăn nào đã xào chín để qua đêm cũng sẽ tự sản sinh ra một lượng lớn nitrat. Kể cả bắp cải không ướp muối nhưng nếu đã qua chế biến thì nó vẫn có thể tạo ra nitrat.

Lam Lam (t/h)