Phụ Nữ Sức Khỏe

Món nấm - mẹ bầu có được ăn không và những lưu ý cần thiết

Thành phần dinh dưỡng

Nấm là loại nguyên liệu nấu ăn có hương vị thơm ngon mà không có natri hoặc chất béo, không có cholesterol. Nó cũng chứa nhiều chất xơ, các loại vitamin và khoáng chất. Các chất dinh dưỡng khác nhau tùy thuộc từng loại nấm.

Nấm có chứa chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tim và ung thư. Ngoài ra, chúng cũng giúp bảo vệ cơ thể chống lại tác hại của quá trình lão hóa, đồng thời tăng cường hệ thống miễn dịch. Chất xơ hòa tan beta glucan có trong nấm có liên quan chặt chẽ tới việc cải thiện cholesterol và tăng cường sức khỏe tim mạch, điều chỉnh lượng đường trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

 Ảnh minh họa

Mẹ bầu ăn nấm sẽ có những lợi ích sức khỏe gì?

Tác dụng chung, bồi bổ của nấm với phụ nữ mang thai

Tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.

Kháng ung thư và virus.

Dự phòng và trị liệu các bệnh tim mạch.

Giải độc và bảo vệ tế bào gan.

Kiện tỳ dưỡng vị.

Thanh trừ các gốc tự do và chống lão hóa.

Tác dụng an thần, tốt cho việc điều chỉnh hoạt động của hệ thần kinh trung ương.

Các loại nấm bà bầu không nên ăn

Nấm có bề ngoài đẹp, nhiều màu sắc thường là nấm độc vì có chứa psilocybin, một chất tác động đến thần kinh và ảnh hưởng xấu cho sự phát triển của thai nhi. Do đó, bác sĩ đề nghị bà bầu và mẹ đang cho con bú không nên ăn các loại nấm này. Bạn nên cẩn thận khi lựa chọn các loại nấm dại để ăn vì có thể ăn nhầm phải nấm độc nếu không biết.


 Ảnh minh họa

Nấm tươi cũng là vấn đề lớn khi chúng là chất sinh ung thư. Vì thế, bác sĩ khuyến khích bà bầu ăn nấm đã qua chế biến như nấu, nướng, sấy khô hay chiết xuất và thuốc từ nấm. Một lượng nhỏ chất sinh ung thư có thể được loại bỏ khi bạn chế biến hay sấy khô nấm.

Hơn nữa, nấm qua chế biến sẽ cung cấp nhiều ích lợi cho sức khỏe như tăng cường miễn dịch, cung cấp chất xơ, chất khoáng và vitamin cho cơ thể.

Mẹ bầu ăn nấm cần có những lưu ý gì?

Điều cần lưu ý đối với mẹ bầu ăn nấm khi mang thai đó là nên mua nấm tươi, sạch, không bị hư hỏng, bầm dập. Khi ăn nấm nên rửa sạch, nấu chín, không được ăn nấm sống để hạn chế nhiễm vi trùng, vi nấm thâm nhập cơ thể. Nếu mẹ bầu thỉnh thoảng bị dị ứng với nấm thì nên cân nhắc về việc ăn nấm khi mang thai.

H.V (t/h)