Phụ Nữ Sức Khỏe

Mới: Thêm một phát hiện bất ngờ về tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine Covid-19 liều tăng cường

Mới đây, một phát hiện mới về tác dụng phụ mới được cho sẽ xảy ra sau khi tiêm liều vaccine Covid-19 tăng cường, song hiện vẫn gây tranh cãi. Thông thường, sau khi tiêm vaccine, đau tại chỗ tiêm, mệt mỏi và đau nhức cơ thể là một trong những triệu chứng dễ nhận biết nhất. Tuy nhiên, bạn có thể bị mất nước hoặc khát thêm sau khi tiêm liều bổ sung.

Tiến sĩ LaTasha Perkins - Một bác sĩ gia đình ở Washington đã nói với Huffington Post: “Mọi người có các triệu chứng khác nhau khi họ chủng ngừa, nhưng tôi đã nghe nói có người cảm thấy hơi khát. Đó không phải là một phát hiện hiếm gặp".

Tuy nhiên, trái ngược với phản ứng này, Tiến sĩ Sarah Jarvis - Giám đốc của Patientaccess.com nói với The Sun rằng : “Tôi chắc chắn chưa nghe ai phàn nàn về điều này, cũng như chưa thấy bất kỳ nghiên cứu nào cho thấy trường hợp này xảy ra”.

Ảnh minh họa: Internet

Có một số giả thuyết giải thích lý do tại sao “tác dụng phụ” này chưa được xác nhận hoặc chưa thấy trong các thử nghiệm lâm sàng - có thể xảy ra. Natasha Bhuyan - Bác sĩ tại cơ sở chăm sóc One Medical có trụ sở tại Mỹ, cho biết: “Nếu ai đó lo lắng về việc tiêm vaccine, điều đó có thể gây khô miệng, vì lo lắng có liên quan đến việc khô miệng”.

Đó cũng có thể là do tác dụng phụ thường gặp của việc tiêm thuốc là gây sốt. Khi nhiệt độ cơ thể một người tăng lên, cơ thể họ sẽ mất nước. Các chuyên gia cho biết, không có lý do gì để lo lắng nếu bạn thấy khát hơn một chút sau khi tiêm, đặc biệt nếu điều đó có thể khắc phục được bằng cách uống thêm một ít nước.

Tiến sĩ Perkins cho biết: “Một số người không có triệu chứng nào khác ngoài việc đau cánh tay. Những người khác cảm thấy uể oải hoặc mệt mỏi hay bị sốt. Nhưng hãy nhớ rằng đó là cách hệ thống miễn dịch của bạn phản ứng lại với vaccine".

Khát không được thừa nhận là một tác dụng phụ thực sự của tiêm vaccine Covid-19. Các "tác dụng phụ" khác ít được biết đến của việc tiêm vaccine đã được các bác sĩ xác định, bao gồm cả việc thay đổi kỳ kinh nguyệt và hiện tượng "ngón chân co cứng".

Tini (TH)