Phụ Nữ Sức Khỏe

Mách bạn 6 cách làm lạp xưởng chuẩn vị, siêu đơn giản tại nhà

Bạn đã bao giờ có suy nghĩ rằng mình sẽ thử làm lạp xưởng hay không? Nhìn qua thì thấy món ăn này hơi phức tạp nhưng thực chất cách làm lạp xưởng không quá khó. Đặc biệt với 6 cách làm lạp xưởng mà chúng tôi giới thiệu trong bài viết ngày hôm nay.

Lạp Xưởng Là Gì?

Lạp xưởng (Chinese Sausage) hay còn có tên gọi khác nhau là lạp sườn. Đây là một trong những món ăn làm được làm từ thịt có nguồn gốc đến từ Trung Quốc. Thịt nạc và mỡ sau khi được sơ chế sẽ được tẩm ướp cùng với gia vị, rượu rồi nhồi vào ruột lợn hoặc vỏ collagen tạo hình. Sau đó quá trình lên men tự nhiên sẽ giúp cho màu sắc của lạp xưởng chuyển từ màu hồng sang màu nâu sậm hoặc đỏ khi khô.

Màu sắc của lạp xưởng cũng tùy thuộc vào màu của phần thịt nhồi và các thành phần bên trong. 

Lạp xưởng là gì?

 Hiện này, ngoài Sóc Trăng, lạp xưởng còn nổi tiếng tại các vùng Tây Bắc với tên gọi quen thuộc lạp xưởng gác bếp - thấm đượm hương vị khói bếp đặc trưng của các loại gỗ tự nhiên và rất được ưa chuộng vào những ngày Tết cổ truyền. 

Nên chọn Lạp Xưởng Tươi Hay Khô?

Lạp xưởng được chia làm 2 loại cơ bản như sau: lạp xưởng tươi và lạp xưởng khô. Mỗi loại sẽ có đặc trưng khác nhau về cách thức chế biến, hương vị lẫn cách bảo quản.

Lạp xưởng tươi 

Là lạp xưởng thịt tươi được nhồi vào vỏ bọc và không trải qua quá trình phơi hay sấy. Vì vậy, lạp xưởng tươi vẫn luôn giữ được một màu sắc tự nhiên của thịt. Khi ăn mềm mịn, có vị ngọt nhẹ, thanh. 

Nhìn bên ngoài các bạn có thể thấy lạp xưởng tươi căng bóng, không bị nhăn nheo, kích thước to và ngắn hơn so với lạp xưởng khô. Tuy nhiên lạp xưởng tươi cần được bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh và thời hạn sử dụng ngắn hơn so với lạp xưởng khô.

Lạp xưởng khô 

Đây là lạp xưởng được phơi qua nắng ngoài trời hoặc được sấy trong lò, treo trên bếp. Do đó, các bạn có thể dễ dàng nhận thấy lớp vỏ bên ngoài của lạp xưởng khô nhăn nheo, màu đậm, khi ăn thịt chắc hơn, vỏ bên ngoài dài hơn. Với lạp xưởng khô, các bạn có thể bảo quản được thời gian dài bằng cách để nơi khô ráo hoặc trữ ngăn đông nếu lo sợ ẩm mốc.

Hiện nay trên thị trường còn xuất hiện một số loại lạp xưởng ăn liền, vô cùng thuận tiện mỗi khi mang đi ra ngoài. Bạn có thể thưởng thức ngay lập tức mà không cần phải lo lắng về công đoạn chế biến rườm rà và mất nhiều thời gian. 

6 cách làm lạp xưởng thơm ngon hấp dẫn

1. Hướng dẫn làm lạp xưởng truyền thống

Vào những dịp lễ, đặc biệt là dịp Tết, nhiều gia đình thường có tục lệ làm lạp xưởng. Để giúp các bạn có được một món ăn ngon, hấp dẫn trong những đầu năm, chúng tôi  xin được gửi đến các bạn cách làm lạp xưởng mang hương vị truyền thống, thơm ngon, đậm đà khó có thể cưỡng được.

Nguyên liệu cần sử dụng

Lạp xưởng truyền thống được chế biến từ thịt heo. Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu bao gồm: 

  • 500 gram thịt nạc dăm xay nhuyễn
  • 100 gram mỡ heo
  • 10 gram ruột khô
  • Nửa chén rượu mai quế lộ
  • Gia vị: 5 muỗng canh nước tương; 1 muỗng cà phê muối diêm; 1 muỗng canh muối hạt; 50 gram đường trắng; 1 muỗng cà phê hạt nêm

Cách làm lạp xưởng truyền thống

Hướng dẫn làm lạp xưởng truyền thống

Bước 1: Chuẩn bị nhân của lạp xưởng

Thịt nạc xay nhuyễn cùng với muối diêm, mỡ sơ chế và cắt thành hạt lưu. Ướp cùng với đường cát, rượu, muối, nước tương, hạt nôm trong khoảng 45-60 phút để ngấm đều các gia vị. Thời gian ướp thịt càng lâu thì lạp xưởng sau khi được chế biến sẽ càng đậm đà, thơm ngon.

Bước 2: Chuẩn bị vỏ lạp xưởng

Ruột heo mang đi làm sạch cẩn thận rồi cắt thành từng khúc từ 15-20cm để làm vỏ của lạp xưởng. Ngâm trong nước lạnh, rửa cùng với chanh, rượu để khử bớt mùi hôi và khử trùng.

Bước 3: Nhồi nhân lạp xưởng

Sử dụng phễu, dụng cụ nhồi thịt chuyên dụng hoặc túi bắt kem, cho phần thịt mỡ đã ướp tẩm ướp gia vị vào trong. Từ từ nặn thịt vào giữa các đoạn ruột heo và bóp chặt sao cho thịt phân bổ đồng đều, không nên cho quá nhiều cũng không quá ít. 

Tiếp đó, các bạn sử dụng dây chỉ buộc chặt thành từng khúc 15 cm và chọc thủng vài lỗ trên bề mặt giúp thoát hết khí ra ngoài.

Bước 4: Phơi và sấy lạp xưởng

Theo truyền thống, lạp xưởng sẽ được phơi nắng từ 10-12 ngày. Ban đêm, các bạn chuyển vào và treo gác bếp trên than củi.

2. Cách làm lạp xưởng mai quế lộ

Nguyên liệu làm Lạp xưởng mai quế lộ

  • Thịt heo xay 500gr 
  • Mỡ heo 150g 
  • Rượu Mai Quế Lộ 1.5 muỗng canh 
  • Mật ong 1 muỗng canh 
  • Bột tỏi 1 muỗng cà phê 
  • Bột xá xíu 2 muỗng cà phê Gia vị thông dụng 1 ít(muối/ đường/ tiêu hạt)
  • Dụng cụ thực hiện: Bếp, chảo, dao, vỏ collagen làm lạp xưởng, ống nhồi nhân lạp xưởng,...

Cách chế biến Lạp xưởng mai quế lộ

Bước 1: Sơ chế thịt và mỡ

Rửa sạch lớp mỡ heo, để ráo. Sau đó, cắt thành hạt lựu và ướp cùng với 1 muỗng đường rồi trộn thật đều để mỡ heo thấm gia vị. Phơi nắng trong 2 giờ phần mỡ heo đã ướp đường.

Lưu ý: Bước phơi mỡ heo sẽ giúp mỡ heo giòn, trong và giúp lạp xưởng trông đẹp, bắt mắt hơn.

Bước 2: Trộn đều các nguyên liệu

Đầu tiên, các bạn rang 1 muỗng cà phê hạt tiêu trong chảo với lửa nhỏ cho đến khi tiêu dậy mùi.

Sau đó, bạn cho vào tô các gia vị: 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê bột tỏi, 2 muỗng cà phê bột gia vị xá xíu, 1 muỗng canh mật ong, 1/2 muỗng canh rượu mai quế lộ. Trộn đều cho các nguyên liệu hoà tan.

Cách làm lạp xưởng mai quế lộ

 Cho vào tô khoảng 500gr thịt heo xay cùng với phần gia vị đã được pha rồi trộn đều. Kế tiếp, các bạn cho thêm mỡ heo và tiêu vào rồi tiếp tục đảo đều tay.

Lưu ý: Các bạn có thể thay thế đường bằng mật ong. Tuy nhiên, việc sử dụng mật ong sẽ giúp lạp xưởng có vị ngọt thanh, dịu hơn là dùng đường.

Bước 3: Dồn thịt mỡ

Đầu tiên, các bạn cắt 1 đoạn vỏ collagen tương ứng với kích thước lạp xưởng mà bạn muốn làm. Sau đó thắt nút 1 đầu, chừa lại đầu kia để nhồi thịt.

Cho thịt đã được ướp gia vị vào dụng cụ nhồi. Kế tiếp, từ từ đẩy phần nhân thịt vào cho đến khi nhân đã đầy chặt trong vỏ collagen rồi thắt nút lại.

Khi nhồi xong, các bạn dùng tăm đâm vào lỗ trên bề mặt của lạp xưởng để khí thoát ra hết. Cách này giúp cho lạp xưởng khi chiên sẽ không bị nứt vỏ.

Cho vào dĩa 1 muỗng cà phê rượu mai quế lộ. Tiếp đó, lăn đều lạp xưởng sao cho thấm vào rượu. Bước này sẽ giúp cho lạp xưởng tránh được côn trùng trong khi phơi.

Lưu ý:

  • Sử dụng vỏ collagen sẽ tiết kiệm thời gian hơn nhiều so với lòng heo.
  • Ban đầu khi nhồi thịt, ở đầu vỏ collagen sẽ bị dồn khí lại và căng cứng. Do đó, các bạn cần dùng tăm nhọn để đâm 1 lỗ để khí có thể thoát ra rồi mới tiếp tục nhồi thịt.
  • Bạn có thể nhồi lạp xưởng theo chiều dài mong muốn, sau đó chia ra thành từng khúc nhỏ bằng cách xoắn tròn vỏ collagen.

Bước 4: Phơi nắng

Phơi lạp xưởng dưới nắng mặt trời lớn trong 2 ngày, nếu nắng yếu quá thì phơi trong 3 ngày.

Lưu ý:

  • Ban ngày phơi lạp xưởng còn ban đêm cho vào ngăn mát của tủ lạnh và không đậy nắp lên lạp xưởng.
  • Nếu thời tiết không tốt thì các bạn có thể sấy lạp xưởng bằng lò. Đặt lạp xưởng lên khay có các khe hở (để hơi nước thoát ra) đặt dưới khay một khay khác có lót giấy bạc để hứng mỡ chảy ra không làm bẩn lò. Sấy lạp xưởng ở nhiệt độ từ 90 - 100 độ C trong lò có quạt gió và 110 độ C trong nếu lò không quạt gió trong 2 giờ.
  • Nếu trời ẩm và nhiều bụi bẩn thì khi sấy bằng lò 2 giờ, bạn tiếp tục hạ nhiệt độ xuống còn 60 - 70 độ C (lò có quạt) và 80 độ C (lò không quạt) và sấy thêm 2 - 3 giờ nữa cho vỏ lạp xưởng nhăn lại là được.
  • Việc sấy lạp xưởng bằng máy sẽ giúp tiết kiệm thời gian nhưng màu lạp xưởng sẽ không đẹp so với phơi nắng.

Bước 5: Thành phẩm

Lạp xưởng sau khi đã được chế biến có mùi thơm đặc trưng từ rượu mai quế lộ, độ giòn từ lớp vỏ collagen và vị béo từ nhân thịt mỡ. Chiên lên với nước là ăn kèm với cơm trắng nóng đảm bảo ngon tuyệt hảo.

3. Cách làm lạp xưởng Tây Bắc

Nguyên liệu để làm lạp xưởng Tây Bắc

  • Thịt nạc vai: 600gram
  • Thịt mỡ: 200 gram
  • Lòng heo non: 200 gram
  • Rượu trắng
  • Gia vị: Muối, mì chính, hạt tiêu xay, hạt nêm,…
  • Hạt dổi, thảo quả, mắc khén (nếu có)

Lưu ý: Nguyên liệu để chế biến được 20 chiếc lạp xưởng tùy kích thước.

Cách làm lạp xưởng Tây Bắc

Cách làm lạp sườn Tây Bắc ngon chuẩn vị

Bước 1: Sơ chế các loại thịt

Thịt nạc vai và thịt mỡ mang đi rửa sạch, ướp cùng với rượu trắng sau đó để ráo hết nước

Với thịt nạc: các bạn đem xay thật nhuyễn và tẩm ướp cùng với gia vị

Với thịt mỡ: các bạn thái thành hạt lựu nhỏ rồi đem phơi nắng chúng trong khoảng 2 giờ để thịt được trong, thành phẩm sẽ đẹp mắt và ngon hơn rất nhiều.

Sau đó, bạn thực hiện trộn 2 loại thịt với nhau và nêm nếm gia vị đã chuẩn bị cho vừa với khẩu vị của gia đình mình. Bạn nên ướp thịt trong khoảng 30 phút trước khi tiến hành làm lạp xưởng.

Bước 2: Sơ chế lòng non

Lòng heo non sau khi mua về, các bạn làm sạch phần mỡ bám bên ngoài, tuốt lại sạch lớp bột ở bên trong rồi rửa lại chúng bằng chanh và rượu trắng.

Buộc chặt một đầu của lòng non để ráo hết nước trong ruột. Sau đó, tiến hành thổi phồng đoạn ruột non và buộc chặt đầu còn lại. Phơi nắng lòng non trong khoảng 2 đến 3 tiếng để lòng non được săn lại.

Bước 3: Tiến hành đùn lạp xưởng

Tại các cơ sở sản xuất có quy mô lớn và chuyên nghiệp, người ta thường sử dụng những chiếc máy làm lạp xưởng chuyên nghiệp cụ thể là chiếc máy nhồi lạp xưởng cho công đoạn này.

4. Cách làm lạp xưởng tươi Đài Loan

Nguyên liệu làm lạp xưởng

  • 2.5kg nạc heo (nên chọn thịt vai hoặc thịt mông là ngon nhất vì thịt mềm không quá ít mỡ cũng không quá ít nạc)
  • 500g lòng heo
  • 80ml rượu mai quế lộ
  • 10gr bột gạo đỏ
  • 2 trái chanh
  • 80ml rượu mai quế lộ.
  • Gia vị đi kèm: đường, muối, tiêu xay, nước tương, rượu trắng

Lưu ý: Nếu các bạn không chuyên làm lạp xưởng thì sử dụng các loại thảo mộc như người Đài Loan rất khó. Vì vậy các bạn có thể rượu mai quế lộ thay thế nhé, đảm bảo cho lạp xưởng vẫn rất thơm ngon luôn

Quy trình làm lạp xưởng Đài Loan

Bước 1 Sơ chế nguyên liệu

Lòng heo đem cắt bỏ hết phần mỡ, sau đó lộn mặt trong ra và bóp cùng với chanh muối từ 2-3 phần để loại bỏ hết chất bẩn cũng như mùi hôi của lòng. Sau đó, bạn mang đi ngâm cùng với nước khoảng 30 phút để lòng nở ra như vậy sẽ dễ đúc thịt vào hơn.

Cách làm lạp xưởng tươi Đài Loan

Thịt nạc bạn đem rửa thật sạch để ráo và xay nhuyễn. Sau đó bỏ thịt vào máy xay ra tô ướp với rượu mai quế lộ, các nguyên liệu khác gồm: 2 muỗng canh muối, 1 muỗng canh đường, 1 muỗng cà phê hạt tiêu, 3 muỗng canh nước tương, bột gạo đỏ (Bột gạo đỏ dùng để tạo màu nên có thể thêm hoặc không đều được)

Tiếp đó trộn đều thịt cùng với các loại gia vị và ướp trong khoảng 2-3 tiếng để thịt ngấm đều các gia vị rồi mới đem đi nhồi. Đây là bí quyết quan trọng trong cách làm lạp xưởng tươi của người Đài Loan.

Bước 2: Nhồi lạp xưởng

Nếu nhà các bạn có máy nhồi thịt mini thì cũng có thể sử dụng để nhồi thịt, còn nếu không có thì bạn nhồi bằng tay cũng được. Các bạn chỉ cần vớt lòng non ra, thắt nút một đầu, còn đầu vào máy nhồi thịt sau đó bơm thịt vào trong lòng non. Cuối cùng bạn chừa lại 1 đoạn 5cm để thắt nút hay lấy dây buộc cũng được.

Sử dụng dây thắt nút từng đoạn trên lòng non đã nhồi mỗi đoạn dài khoảng 15cm

Sau đó, các bạn tiếp tục dùng dây thắt nút từng đoạn trên lòng non đã nhồi mỗi đoạn dài khoảng 15cm. Sau khi đã buộc xong các bạn đừng quên dùng kim chọc một vài lỗ nhỏ trên lạp xưởng tươi để thoát khí, sau đó đem phơi lạp xưởng ở nơi thông thoáng cho tới lúc khô là được. Thông thường thời gian phơi thêm khoảng chừng 4-5 ngày.

Bước 3: Thành phẩm

Lạp xưởng sau khi đã phơi xong sẽ khô lại có màu đỏ đẹp mắt, bạn có thể đem chiên hoặc hấp đều sẽ rất ngon.

5. Lạp xưởng tôm

Nguyên liệu làm Lạp xưởng tôm

  • Tôm 800g 
  • Thịt nạc heo 400g 
  • Mỡ heo 200g 
  • Rượu mai quế lộ 3 muỗng canh 
  • Rượu trắng 50 ml 
  • Rượu áp xanh 1 ống 
  • Tiêu hạt 2 muỗng canh 
  • Hành tím 20g 
  • Tỏi 20g 
  • Muối 1 muỗng canh 
  • Đường 150g
  • Dụng cụ thực hiện: Bếp, chảo, dao, vỏ collagen làm lạp xưởng, ống nhồi nhân lạp xưởng,..

Cách chế biến Lạp xưởng tôm

Bước 1: Sơ chế mỡ heo

Mỡ heo sau khi đã mua về các bạn mang đi rửa sạch, để ráo. Sau đó, bạn cắt thành hạt lựu và ướp cùng với 50gr đường rồi trộn đều để mỡ heo thấm đường.

Dàn đều phần mỡ đã ướp cùng với đường và phơi nắng trong 2 tiếng cho đến khi mỡ trong suốt.

Mách nhỏ: Bước phơi mỡ heo sẽ giúp cho mỡ heo giòn, trong để giúp cho lạp xưởng được ngon miệng và trông bắt mắt hơn.

Lạp xưởng tôm

Bước 2: Sơ chế và xay thịt

Thịt heo mang đi rửa sạch với nước muối pha loãng cho bớt mùi. Tiếp đó, bạn cắt thành từng miếng nhỏ. Tiếp đó bạn cho thịt vào máy và xay nhỏ.

Bước 3: Sơ chế và xay tôm

Dùng tay để rút phần đầu tôm ra khỏi thân rồi rửa lại sạch tôm qua nước và đặt lên giấy cho thấm hết nước.

Dùng tay bóc phần vỏ tôm từ chân lên và dùng dao rạch nhẹ 1 đường ở lưng tôm để làm lộ phần chỉ tôm rồi cẩn thận rút chỉ tôm ra.

Sau đó các bạn cho tôm vào máy và xay nhuyễn.

Mẹo rút chỉ tôm nhanh:

  • Nên lật ngửa tôm lại, 1 tay giữ phần thân của tôm, tay còn lại bốc 2 bên phần đầu của tôm.
  • Tiếp đó, các bạn giữ chặt phần nối đầu và thân tôm rồi từ từ tách đầu tôm ra khỏi thân, chỉ tôm sẽ được kéo ra cùng với đầu tôm.

Bước 4: Ướp nhân

Hành tím và tỏi mang đi băm nhỏ và cho vào chảo dầu nóng phi cho thơm.

Cho tôm và thịt xay nhuyễn rồi cho vào một cái tô và trộn thật đều. Tiếp đó, bạn cho tiếp phần mỡ heo đã được phơi và chuyển sang trong vào trộn cùng các nguyên liệu hòa quyện với nhau.

Cho tiếp các gia vị: 100gr đường, 1 muỗng canh muối, 2 muỗng canh tiêu hạt, 3 muỗng canh rượu mai quế lộ và 1 ống ấp xanh, tỏi và hành tím đã được phi thơm vào rồi trộn đều.

Dàn đều phần nhân và đem ra nắng phơi trong 1 tiếng. Khoảng nửa tiếng bạn đảo đều thịt để gia vị ngấm đều hơn và thịt thơm hơn.

Bước 5: Nhồi lạp xưởng

Đầu tiên, các bạn cắt 1 đoạn vỏ collagen tương ứng với kích thước làm lạp xưởng muốn làm. Sau đó thắt nút 1 đầu, chừa đầu còn lại để nhồi thịt.

Cho thịt đã ướp gia vị vào dụng cụ nhồi. Kế tiếp, từ từ đẩy nhân thịt vào cho đến khi nhân đầy chặt trong vỏ collagen rồi thắt nút lại.

Mách nhỏ:

  • Nên sử dụng vỏ collagen sẽ tiết kiệm được thời gian hơn sử dụng lòng heo vì lòng heo bạn phải sơ chế lâu và kĩ.
  • Ban đầu khi nhồi thịt, ở đầu vỏ collagen sẽ bị dồn khí lại và căng cứng. Do đó, bạn cần dùng tăm nhọn đâm 1 lỗ để khí có thể thoát ra rồi mới tiếp tục nhồi thịt.
  • Nếu dùng lòng heo khô thì phải rửa thật sạch và ngâm với rượu để bớt mùi.

Khi nhồi xong, các bạn nên dùng tăm hoặc kim nhọn để đâm vài lỗ trên bề mặt lạp xưởng để khí thoát ra, khi phơi lạp xưởng sẽ không bị nứt. Bạn làm cho đến hết nguyên liệu đã chuẩn bị.

Ngâm phần lạp xưởng đã dồn với 50ml rượu trắng trong 15 phút.

Bước 6: Phơi lạp xưởng

Treo và phơi lạp xưởng dưới ánh nắng lớn trong 2 ngày, nếu nắng không quá gắt thì nên phơi trong 3 ngày.

Ban ngày phơi lạp xưởng, ban đêm mang bỏ vào ngăn mát tủ lạnh và không đậy nắp lên lạp xưởng, nếu không lạp xưởng sẽ dễ bị chua.

Bước 7: Cách sấy lạp xưởng bằng lò không cần phơi nắng:

Nếu thời tiết không tốt, bạn có thể sấy lạp xưởng bằng lò. Đặt lạp xưởng lên khay có khe hở (để hơi nước thoát ra) và đặt dưới khay thêm một khay khác có lót giấy bạc để hứng phải mỡ chảy ra để không làm bẩn lò. 

Sấy lạp xưởng với nhiệt độ từ 90 - 100 độ C trong lò có quạt gió, 110 độ C nếu lò không quạt gió trong khoảng 2 giờ.

Nếu trời ẩm và nhiều bụi bẩn thì sau khi sấy bằng lò, bạn nên hạ nhiệt độ xuống 60 - 70 độ C (đối với lò có quạt) và 80 độ C (đối với lò không quạt) và sấy thêm từ 2 - 3 giờ nữa cho vỏ lạp xưởng nhăn lại là được.

Việc sấy lạp xưởng bằng máy sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được thời gian nhưng màu lạp xưởng sẽ không đẹp so với phơi nắng.

Bước 8: Thành phẩm

Sau khi phơi nắng 3 ngày thì lạp xưởng có màu đỏ âu đẹp mắt. Đem chiên và thưởng thức, lạp xưởng có hương bị béo ngậy của phần mỡ đường, ngọt thơm từ thịt và tôm, cắn vào hạt tiêu vị cay nồng tỏa ra làm trung hòa các hương vị khác khiếm món lạp xưởng ăn hoài không ngán, ăn rồi cứ muốn ăn thêm. Đây chính là món ngon không thể bỏ qua vào những ngày Tết!

6. Lạp xưởng tôm trứng muối

Lạp xưởng tôm trứng muối

Nguyên liệu làm Lạp xưởng tôm trứng muối

  • Tôm thẻ 400g
  • Trứng muối 8 quả
  • Thịt nạc băm 600g
  • Mỡ heo 200g
  • Rượu mai quế lộ 160 ml
  • Bột tỏi 2 muỗng canh
  • Đường 150g
  • Rượu trắng 1 ít
  • Gia vị thông dụng 1 ít (muối/ bột ngọt/ tiêu)
  • Dụng cụ thực hiện” Lò nướng, dao, tô, ống vỏ collagen, phễu nhồi lạp xưởng,...

Cách chế biến Lạp xưởng tôm trứng muối

Bước 1: Sơ chế tôm

Tôm bỏ phần đầu và vỏ, rút chỉ ở phần lưng ra rồi rửa lại sạch và băm nhuyễn.

Cách lấy chỉ tôm nhanh: Bạn bẻ cong phần đầu tôm 1 góc 45 độ, nhẹ nhàng bóp phần đầu ra rồi lấy tay kéo thật chậm rãi và cẩn thận sẽ rút được phần chỉ ở lưng tôm.

Bước 2: Sơ chế mỡ và trứng muối

Mỡ heo mang đi rửa sạch, cắt thành hạt lựu, cho vào lò nướng ở nhiệt độ 150 độ C trong khoảng 5 - 7 phút.

Trứng muối lột bỏ vỏ, tách lấy phần lòng đỏ trứng mang đi ngâm với ít rượu, rửa sạch và đem hấp chín. Sau đó dùng nĩa dằm nhỏ nhưng không quá nát trứng muối ra.

Bước 3: Trộn hỗn hợp thịt

Cho vào tô: phần thịt nạc băm, tôm, mỡ heo, trộn đều.

Thêm các gia vị vào: 150gr đường, 60ml rượu mai quế lộ, 2 muỗng canh muối, 2 muỗng canh bột tỏi, 3 muỗng canh bột ngọt, 2 muỗng canh tiêu, trộn đều.

Sau đó cho phần trứng muối vào, trộn hỗn hợp cho hòa tan vào nhau, ướp trong khoảng 2 tiếng để thấm gia vị.

Bước 4: Nhồi lạp xưởng

Sau khi đã ướp được 2 tiếng, bạn tiến hành cho hỗn hợp thịt vào phễu nhồi lạp xưởng, rồi gắn vỏ collagen vào.

Đẩy phần thịt xuống vỏ collagen, dùng tay vuốt cho phần nhân chạy đều trong lạp xưởng rồi buộc cố định đầu vỏ lại.

Tiếp đến, các bạn dùng dây buộc lạp xưởng thành từng khúc, mỗi khúc từ 10 - 15 cm rồi dùng tăm đâm vài lỗ trên thân để lạp xưởng thoát khí.

Sau đó lăn phần lạp xưởng vừa buộc qua rượu mai quế lộ để tránh côn trùng và màu sắc của lạp xưởng được đẹp hơn.

Bước 5: Phơi lạp xưởng

Bạn lăn phần lạp xưởng vừa cột qua rượu mai quế lộ trước khi phơi để tránh côn trùng và làm tăng màu sắc của lạp xưởng.

Treo và phơi lạp xưởng ngoài nắng khoảng 3 ngày là có thể đem vào thưởng thức được rồi.

Bước 6: Thành phẩm

Thế là bạn đã có ngay món lạp xưởng tôm trứng muối thơm ngon với màu sắc đỏ au đẹp mắt. Lạp xưởng khi chiên lên giữ được độ giòn của lớp vỏ cùng với vị bùi béo đậm đà của nhân thịt mỡ ăn cùng với chén cơm trắng nữa thì chắc chắn sẽ hao cơm lắm đây!

Một số lưu ý khi làm lạp xưởng mà bạn cần biết

Nếu không sử dụng thịt xay, bạn có thể cắt mỏng nhuyễn thịt để có độ kết dính. Tuyệt đối băm thịt hay thái thành hạt lựu.

Ngoài thịt heo, bạn cũng có thể sử dụng cá với tỷ lệ 8 nạc cá, 2 mỡ heo; tôm với tỷ lệ 4 thịt nạc heo, 4 tôm nõn, 2 mỡ để làm lạp xưởng.

Bạn có thể tự làm rượu mai quế lộ theo cách sau: đại hồi, tiểu hồi, quế khâu, đinh hương, thảo quả, hạt ngò, mỗi thứ khoảng 100g rồi bạn đem rang vàng. Khi các nguyên liệu này còn nóng thì đổ vào 5 lít rượu trắng, ngâm 1 tuần trở lên thì có thể dùng được. Rượu ngâm bằng cách này có thể sử dụng được vài năm.

Trên đây là 6 cách làm lạp xưởng ngon, bạn có thể thực hiện để mang đến cho ngày tết của gia đình một món ăn ngon. Chúc các bạn thành công với món ăn này!