Phụ Nữ Sức Khỏe

Liệu thuốc ngủ có đáng sợ không? Có nên phụ thuộc vào thuốc khi mất ngủ không hay không?

Một số người lo lắng rằng nếu họ uống thuốc ngủ và thấy hiệu quả thì họ sẽ tiếp tục sử dụng, dần dần dựa dẫm vào thuốc ngủ để ngủ được. Hãy cùng tìm hiểu thật kỹ thuốc ngủ trước khi sử dụng nó.

Khi nào bạn có thể uống thuốc ngủ?

Ảnh minh họa

Không nên có suy nghĩ không ngủ được là cứ tìm đến thuốc ngủ đầu tiên. Trước hết, bạn cần phải xem xét nguyên nhân gây mất ngủ. Nếu mất ngủ do căn bệnh hay triệu chứng như trằn trọc, rối loạn lo âu, đau nhức, đi tiểu vào ban đêm, ngưng thở khi ngủ, hội chứng chân không yên, nên điều trị những triệu chứng đó chứ không sử dụng thuốc ngủ để giúp ngủ. 

Nếu bạn không thể ngủ mà không có bất cứ một dấu hiệu từ bệnh hay triệu chứng nào, bạn nên bắt đầu liệu pháp thay đổi thói quen ngủ, nhận biết giấc ngủ và giữ gìn không gian ngủ sạch sẽ. Ngay cả khi bạn đã thực hiện các liệu pháp trên nhưng vẫn không ngủ được, khi này bạn có thể uống thuốc ngủ.

Thuốc ngủ có nhiều loại, công dụng sẽ tùy thuộc vào thành phần thuốc, nhưng chúng đều có chung tính chất kháng thuốc (lờn thuốc). Thuốc ngủ thường được sử dụng để ngủ nhanh và không làm mất tác dụng trong khi ngủ, nhưng nếu dùng nhiều hoặc dùng thường xuyên thì sẽ sinh ra tác dụng phụ như kháng thuốc, nếu không ngừng dùng, chúng có thể gây mất ngủ đột ngột, hoặc rối loạn hô hấp và tuần hoàn.

Thuốc ngủ được bán tại bệnh viện theo toa và thuốc ngủ được bán ở hiệu thuốc

Thuốc ngủ về cơ bản có tác dụng đi vào giấc ngủ nhanh hơn, không thức dậy giữa chừng và ngăn chặn việc thức dậy quá sớm. Các loại thuốc chuyên khoa được kê đơn trong bệnh viện có hiệu quả nhanh và tốt. Nếu có hiệu quả tốt thì cũng có nguy cơ phát sinh tác dụng phụ như kháng thuốc. Các loại thuốc thông thường ít có nguy cơ phát sinh tác dụng phụ nhưng hiệu quả không cao.

Ảnh minh họa

Thuốc kê đơn của bệnh viện thông thường bao gồm Zolpidem và Triazolam. Tất cả đều là dược phẩm mang tính tinh thần. Cả hai loại thuốc đều bám vào thụ thể GABA của não, ức chế sự phấn khích của hệ thần kinh trung ương và khiến bạn chìm vào giấc ngủ. Thời gian rã thuốc thường ngắn, tầm 3-4 tiếng. Zolpidem có tác dụng phụ là kích động và mộng du, còn Triazolam có tác dụng phụ làm suy giảm khả năng nhận thức. Hai loại thuốc này bị hạn chế lượng kê đơn một lần là 28 viên vì chúng có các triệu chứng lờn thuốc, làm chứng mất ngủ trở nên tồi tệ hơn và suy giảm sức đề kháng.

Nếu bạn lo lắng về các triệu chứng lờn thuốc, hãy sử dụng thuốc có các thành phần  chống trầm cảm như Trazodon và Doxepin. Những thành phần này được sử dụng làm thuốc ngủ với ưu điểm là không có triệu chứng kháng thuốc, nhưng thời gian phát tác dụng chậm. Nó là tốt và phù hợp cho người uống thuốc nhưng hết tác dụng giữa chừng. Một số loại thuốc bổ sung hormone melatonin tuy không có tác dụng phụ đặc biệt, nhưng những người bị mất ngủ không thấy hiệu quả khi uống loại thuốc này. Loại thuốc này phù hợp cho những người trên 55 tuổi hay ngủ muộn và dậy trễ.

Ảnh minh họa

Các loại phẩm tiêu biểu được bán trong các hiệu thuốc mà không có đơn thuốc là diphenhydramine và axilamine. Các loại thuốc này sẽ bám vào thụ thể histamine của não để ức chế sự thức tỉnh của não, gây ra giấc ngủ. Phải mất hơn 30 phút đến 1 giờ để ngủ, nhưng hầu như không có triệu chứng kháng thuốc.

Tuy nhiên, có thể có các tác dụng phụ như buồn ngủ buổi sáng, khó đi tiểu, thị giác bất thường và thèm ăn. Nếu có việc quan trọng vào buổi sáng, nên tránh uống thuốc ngủ có thành phần kháng histamine. Thời gian rã thuốc của các loại này thường kéo dài từ 9-12 tiếng, chính vì vậy đây là lý do không tỉnh táo, mơ màng vào buổi sáng. Ngoài ra, những người có triệu chứng bất thường về tuyến tiền liệt, bệnh tăng nhãn áp hoặc buồn nôn nên cẩn thận với thành phần thuốc kháng histamine.

Ngọc Anh (Dịch Tổng hợp)