Phụ Nữ Sức Khỏe

Lá hẹ hấp đường phèn: Bài thuốc trị 4 bệnh vặt phổ biến

Lá hẹ từ xưa tới nay vốn được cha ông ta sử dụng rất phổ biến vì những công dụng vô cùng hữu ích cho của nó. Trong các tác dụng ấy, bạn đã biết món lá hẹ hấp đường phèn chữa ho chưa? Nếu chưa thì hãy bổ sung ngay công thức này vào sổ tay mẹo vặt cho gia đình mình nhé.

Lá hẹ là gì?

Cây hẹ là một loại rau và loại thảo dược rất giá trị được sử dụng phổ biến ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Loại cây này còn có tên gọi khác là cửu thái, khởi dương thảo,... với đặc điểm là thân chính nhỏ có dạng hình trụ, cao khoảng 30-49cm, lá hơi dẹt có góc ở đầu, gốc là dạng củ nhỏ.

Theo các nghiên cứu về dinh dưỡng và y học, bình quân trong 1kg lá hẹ có khoảng 20g vitamin A, 89g vitamin C, 5-10g đạm, 263mg canxi, 5-30g đường, 212mg phốt pho và chất xơ. Trong đó, lượng chất xơ này có khả năng hỗ trợ rất nhiều loại bệnh lý khác nhau. Với những dưỡng chất giá trị này, hẹ đem lại rất nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe dinh dưỡng và dược học. Hiện nay loại rau này được bày bán trên thị trường với giá thành rất rẻ và hoàn toàn có thể tự trồng được một cách rất đơn giản, không cần quá nhiều tao thác vun trồng phức tạp.

Cach lam la he hap duong phen chua ho va 4 benh vat pho bien
Lá hẹ - Ảnh minh họa: Internet

Cách chọn hẹ đúng độ chín

Khi mua hẹ hoặc thu hoạch hẹ bạn nên chú ý tới màu sắc của lá cây – đây cũng là phần được sử dụng chủ yếu, nếu lá hẹ đã xanh đậm màu, hơi có độ rỗng, độ dài khoảng 30cm, màu sắc đã chuyển sang xanh đậm thì đã có thể thu hoạch được. Về mùi, khi còn non và khi chín lá hẹ có mùi thơm nhẹ, không khác biệt là mấy. Thậm chí khi đã ra hoa mùi cũng không hề đậm hơn, vì loại hoa này không có mùi thơm.

Có thể dùng lá hẹ làm rất nhiều món ăn khác nhau, nhưng nếu bạn muốn làm rau trộn và các món salad thì nên ngắt lúc cây hẹ bắt đầu có búp hoa non, đừng cắt khi hoa đã quá nở rồi. Còn nấu các món ăn khác thì nên ngắt lúc trước khi có hoa.

Nên chọn mua hẹ vào đúng mùa của chúng, câu hẹ thích hợp để trồng vào màu thu nên vào đông có thể thu hoạch được. Thường thường người ta sẽ trồng hẹ 2 mùa một năm, cũng có thể để lâu hơn nếu củ hẹ vẫn ra lá và sống tốt. Và bạn nên chú ý điều này nếu như đang trồng hẹ, khi trồng với số lượng nhiều thì bạn có thể thu hoạch một nửa trước để tạo điều kiện cho chúng mọc lên.

Cach lam la he hap duong phen chua ho va 4 benh vat pho bien 0
Cây rau hẹ còn non - Ảnh minh họa: Internet

Cách hấp lá hẹ với đường phèn

Nguyên liệu

  • Lá hẹ
  • Đường phèn
  • Chanh hoặc gừng (có thể có hoặc không)

Cách thực hiện

Bước 1: Sơ chế lá hẹ, nhặt bỏ bớt các phần thối hoặc bị vàng rồi đem rửa sạch, để cho thật ráo nước.

Bước 2: Rửa sạch hẹ rồi cắt thành khúc dài hoặc để cả cây cũng được, cho vào bát để chuẩn bị hấp.

Bước 3: Cho thêm đường phèn vào chén, đường phèn trắng hay nâu đều được. Có thể cho dạng đã chưng hoặc dạng cô đặc như bình thường cũng không sao, nhưng với loại cô đặc nên cho một ít nước để tăng thời gian tan và làm nước trong lá hẹ dễ thấm ra hơn. Nhớ chỉ cho một chút nước chứ không cho nhiều.

Bước 4: Bạn có thể vắt thêm một chút chanh (quất) hoặc cho thêm vài lát gừng vào. Nếu không thích bạn thì hãy hấp lá hẹ với đường phèn thôi.

Bước 5: Đem hấp tới khi đường phèn đã tan thành nước và hòa quyện được cả nước trong lá hẹ. Thông thường sẽ hấp khoảng 15-20 phút. Sau khi đã đủ chín thì bắt ra lọc lấy phần nước để uống.

Nước lá hẹ hấp đường phèn có màu xanh vàng nhạt (nếu dùng đường trắng) hoặc vàng nâu (nếu dùng đường nâu). Loại nước này có vị ngọt, mùi hơi hăng thơm nhẹ của lá hẹ, khá dễ uống. Nếu bạn không thích chút vị hăng nhẹ của lá hẹ có thể cho thêm vài lát gừng hoặc vắt thêm chút chanh (quất) trước hay sau khi hấp cũng được.

Cach lam la he hap duong phen chua ho va 4 benh vat pho bien 2
Nước lá hẹ hấp đường phèn trắng - Ảnh minh họa: Internet

Hướng dẫn sử dụng

Khi lấy hỗn hợp lá hẹ hấp đường phèn ra khỏi nồi hấp thì bỏ ra, để bớt nóng một chút thì có thể sử dụng theo những hướng dẫn sau:

Với trẻ em

Cho trẻ em uống mỗi ngày 2-3 lần với liều lượng khoảng 2-3 thìa, sử dụng vài ngày sẽ khiến các tình trạng bệnh được giảm nhẹ. Khi uống loại nước này tình trạng ngứa cổ họng sẽ được giảm nhẹ nên một vài bà mẹ hoặc các bé sẽ có xu hướng uống nhiều hay quá liên tục, nên hạn chế việc lạm dụng này, chỉ nên dùng đều đặn đúng cách để có được hiệu quả tốt nhất.

Với người lớn

Khi dùng cho người lớn, có thể ăn luôn phần lá hẹ này cũng rất tốt, rất nhiều chất dinh dưỡng. Uống tương tự 2-3 lần một ngày, đều đặn duy trì trong vài ngày để thấy các tác dụng rõ rệt.

Cach lam la he hap duong phen chua ho va 4 benh vat pho bien 5
Nước lá hẹ với đường phèn nâu - Ảnh minh họa: Internet

Công dụng của lá hẹ hấp đường phèn

Trị ho, tiêu đờm, cảm cúm

Theo đông y, hẹ có tính cay ngọt, vị hơi chua và đặc tính ấm giúp bồi bổ khí huyết, tán giải các loại độc tố,…Vì vậy, có thể dùng hẹ để giảm nhẹ tình trạng cảm cúm, đặc biệt là ho do cảm sốt. Nó có thể tác dụng tới mọi lứa tuổi vì sự lành tính vốn có mà không cần phải kiêng khem, nhất là với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.

Đường phèn có đặc tính bình, bổ trung ích khí nên sẽ làm giảm các cơn cảm cúm, tiêu đờm, giúp thanh nhiệt và bồi bổ khí huyết cho cơ thể rất tốt. Khi dùng chung với lá hẹ sẽ khiến tác dụng trừ ho, giải cảm của cả hai loại nguyên liệu được tăng lên và đem lại những công dụng hữu ích.

Trị hoa mắt, chóng mặt, đau đầu

Tương tự như đã phân tích phía trên, lá và và đường phèn được xem là một loại thuốc có tác dụng nhuận phế, bổ trung ích khí, điều trị hiệu quả các chứng chóng mặt, hoa mắt, đau đầu. Sử dụng đều đặn một vài ngày sẽ khiến các biểu hiện này được cải thiện đáng kể.

Cach lam la he hap duong phen chua ho va 4 benh vat pho bien 8
Nước lá hẹ hấp đường phèn giúp trị ho - Ảnh minh họa: Internet

Cải thiện tình trạng đái són

Theo đông y, lá hẹ được dùng như thảo dược hỗ trợ điều trị các chứng bệnh tiểu tiện nhiều, đái són vì tác dụng bổ dương, bổ can thận của nó. Dùng nước lá hẹ với đường phèn sẽ giúp giảm thiểu tình trạng đái són, đái dắt và một vài vấn đề khác về thận.

Giảm rối loạn tiêu hóa

Lá hẹ và đường phèn có tính ấm giúp điều hòa khí huyết rất tốt, đồng thời giúp ích cho các hoạt động của hệ tiêu hóa được khỏe mạnh, hạn chế được các vấn đề gây ra do rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, đầy hơi,…

Lá hẹ hấp đường phèn để được bao lâu

Lá hẹ hấp với đường phèn lọc lấy phần nước để dùng là chủ yếu. Phần nước này để ở bên ngoài có thể dùng được trong khoảng 1 ngày nếu thời tiết không quá nóng bức, để ở tủ lạnh có thể dùng được hơn 1 ngày. Nhưng lưu ý loại nước này nên được dùng ấm và không để quá lâu sẽ làm ảnh hưởng tới giá trị dinh dưỡng và dược học của chúng.

Nếu dùng phần lá hẹ hấp bạn nên ăn luôn khi món ăn còn ấm, tránh để lâu sẽ bị ôi thiu, chỉ nên dùng trong khoảng nửa ngày để đảm bảo chất lượng. Và vì món ăn này chế biến rất nhanh và rất đơn giản nên bạn cũng không cần thiết phải để lâu làm gì, có thể hấp lẫn với cơm rồi dùng luôn cũng rất tiện dụng.

>>> Xem thêm:

- 7 tác dụng tuyệt vời khi uống nước lá hẹ tươi

- Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ: Lợi đủ đường

Cach lam la he hap duong phen chua ho va 4 benh vat pho bien 9
Cây hẹ già đã nở hoa - Ảnh minh họa: Internet

Trên đây là những thông tin món lá hẹ hấp đường phèn cũng như những thông tin dược tính của chúng. Nhìn chung, đây là một loại thuốc tự nhiên rất an toàn và có nhiều công dụng hiệu quả trong việc giảm ho, giải cảm, lưu thông khí huyết, chữa các chứng rối loạn tiêu hóa,…Bằng những thao tác rất đơn giản, bạn đã có thể chế biến ngay cho bản thân và gia đình món lá hẹ chưng đường phèn để có một loại dược phẩm tự nhiên chữa trị những loại bệnh vặt. Đặc biệt là khi thời tiết đang thay đổi và mùa đông đang đến gần thì đây hứa hẹn sẽ là giải pháp phòng bệnh, chữa bệnh vô cùng hữu ích cho gia đình bạn.

Khánh Nhi