Phụ Nữ Sức Khỏe

Học cách nấu chè bưởi giòn ngon, không đắng, đơn giản tại nhà

Công dụng của chè bưởi

Chè bưởi không chỉ sở hữu hương vị thơm ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe nếu biết dùng đúng cách. Một số lợi ích có thể kể đến như: Sử dụng chè bưởi để thanh nhiệt, giải độc, giải khát mà chè bưởi mang lại. Cùng với đó là khả năng đào thải các chất độc hại bên trong cơ thể, phòng chống các bệnh ung thư, tim mạch cho người sử dụng.

Công dụng của chè bưởi

Nếu chị em muốn đang muốn giảm cân thì chỉ cần nấu chè bưởi thanh mát và cho ít đường. Tuy nhiên, để có thể giảm cân hiệu quả thì các bạn chỉ nên ăn chè bưởi mỗi tuần 1 đến 2 lần là đủ.

5 cách nấu chè bưởi ngon nhất

1. Cách nấu chè bưởi truyền thống

Nguyên liệu

  • Cùi bưởi
  • Đậu xanh: 150 gram
  • Nước cốt dừa: 200ml
  • Bột năng: 200 gram
  • Vani
  • Đường, muối vừa đủ

Các bước thực hiện

Bước 1: Sơ chế phần bỏ bưởi

Vỏ bưởi bao gồm phần cùi màu trắng và phần vỏ màu xanh bên ngoài. Đối với vỏ màu xanh có chứa một lượng tinh dầu bưởi, do đó chúng thường có một vị đắng nhất định. Trong khi nấu chè bưởi truyền thống, các bạn nên dùng dao gọt sạch phần vỏ màu xanh và chỉ sử dụng phần cùi màu trắng.

Khi đã có được phần cùi màu trắng, bạn mang đi cắt thành hình hạt lựu dài khoảng 1 cm. Sau đó, mang cùi bưởi đã cắt đi rửa sạch, nên rửa khoảng 3 đến 5 lần để loại bỏ hết tinh dầu còn sót lại trên cùi bưởi.

Bước 2: Ngâm cùi bưởi

Dù bạn có rửa sạch cùi bưởi nhiều lần thì chỉ có thể loại bỏ một phần tinh dầu bưởi, còn vị đắng thì vẫn còn. Do đó, muốn cốc chè bưởi của bạn thơm ngon thì đừng quên ngâm cùi bưởi cùng với nước muối.

Bạn có thể dụng 30 gram muối trắng cùng với 500ml nước sạch, hòa tan với muối rồi cho cùi bưởi vào. Cứ 1 tiếng đồng hồ thì đem cùi bưởi đi rửa lại với nước khoảng 3-4 lần. Làm liên tục như vậy khoảng 2-3 lần đến khi nếm thử cùi bưởi thấy không còn vị đắng và vị mặn nữa thì dừng lại.

Cách nấu chè bưởi truyền thống

Bước 3: Sơ chế đậu xanh 

Đậu xanh mang đi xát sạch vỏ, chỉ còn nhân đậu vàng. Mang đậu đi rửa sạch rồi ngâm với nước cho đến khi mềm thì đem đậu đi hấp chín. Để đậu thơm hơn, các bạn hãy rửa sạch lá dứa và cho vào cùng. Sau đó, bạn tiến hành hấp cho đến khi đậu chín mềm thì tắt bếp. Cuối cùng bạn bỏ đậu ra bát riêng để nấu chè.

Bước 4: Chế biến cùi bưởi 

Sau khi cùi bưởi đã được rửa sạch thì các bạn cần chế biến chúng. 

Cách chế biến rất đơn giản như sau: Cho 1 thìa giấm vào 1 lít nước, cho thêm ½ muỗng muối. Đem nồi đi đun sôi rồi cho cùi bưởi vào luộc. Luộc cho đến khi cùi bưởi chuyển màu thì vớt ra và ngâm vào nước lạnh. Nên ngâm khoảng 30 phút thì vắt cùi bưởi đã luộc ra và vắt thật khô. 

Bước 5: Nấu chè bưởi truyền thống 

Sau khi các bạn đã hoàn thành các bước như ở trên thì tiến hành nấu chè bưởi truyền:

Bạn đun 1,5 lít nước cùng với 5 lá dứa tươi, cho thêm 200g đường thốt nốt kèm với 120gr đường phèn, nửa thìa muối. Sau đó đun cho đến khi nước sôi, chờ các nguyên liệu tan hết thì vớt bỏ lá dứa vào bên ngoài. 

Tiếp tục cho thêm đậu xanh đã hấp chín vào nồi, cùng với 1 ống vani giúp tăng thêm hương vị , khuấy đều để các nguyên liệu hòa đều vào nhau.

Bước 6: Hoàn thành và thưởng thức món chè bưởi truyền thống 

Bạn tiến hành cho cùi bưởi vào cốc, cho thêm chè vừa nấu chín vào. Một chút nước cốt dừa, cùi dừa tươi thái sợi. Vậy là bạn đã có một cốc chè bưởi thơm ngon trong những ngày hè nóng bức rồi.

2. Cách nấu chè bưởi Huế thơm ngon

Nguyên liệu

  • Cùi bưởi
  • Đậu xanh: 150 gram
  • Nước cốt dừa: 200ml
  • Bột năng: 200 gram
  • Vani
  • Đường, muối vừa đủ

Cách thực hiện

Cách sơ chế bưởi

Bước 1: Chọn bưởi

Nên chọn bưởi năm roi hoặc bưởi da xanh thì nấu chè sẽ ngon hơn. Nên chọn quả bưởi còn xanh, không nên chọn những quả quá chín. Bởi nếu bưởi chín khi nấu nên sẽ có rất nhiều xơ, ăn sẽ không được ngon.

Bước 2: Tách lấy phần vỏ bưởi

Bạn dùng dao mỏng để tách phần vỏ và phần cùi bưởi. Nên tách chúng thành từng múi, mỗi múi có cách nhau 4cm để khi bóc bưởi thì cùi còn lành. Bạn nên tách sâu vào bên trong để lấy được phần cùi bưởi dày nhất có thể nhé!

Khi đã tách được vỏ bưởi, bạn dùng một con dao gọt sạch vsdv phần vỏ xanh bên ngoài. Bởi vỏ ngoài có chứa nhiều tinh dầu bưởi, khi nấu chè sẽ khiến chè bưởi có vị đắng. Đây là một trong những mẹo trong cách nấu chè bưởi

Sau đó, hãy cắt phần cùi bưởi trắng thành từng miếng hạt lựu có kích thước 1 cm.

Bước 3: Loại bỏ vị đắng

Cách nấu chè bưởi Huế thơm ngon

Trong cùi bưởi thường có vị đắng nhẹ. Vì vậy bạn nền ngâm cùi bưởi với nước muối loãng để giảm vị đắng. Nên ngân từ khoảng 30 phút rồi đi rửa sạch với nước. Sau đó rửa và vắt sạch đem ngâm thêm 1 đến 2 lần nữa. Cuối cùng xả với nước lạnh, làm sạch vị đắng và vị mặn trong phần cùi.

Bước 4: Làm giòn cùi bưởi

Trong cách nấu chè bưởi, người  Huế thường sử dụng nước phèn chua để ngâm phần cùi bưởi. Thời gian ngâm khoảng 10-15 phút giúp cùi bưởi có độ giòn vừa phải. Khi nấu hay hầm với đường thì cùi không bị nát ra.

Bước 5: Làm trắng và làm cùi bưởi chắc

Bạn cần chuẩn bị 10 gram vôi tôi màu trắng, hòa cùng với 2 lít nước rồi gạn lấy phần nước vôi trong để ngâm phần cùi bưởi. Ngâm khoảng 12 giờ rồi vớt ra. Mang đi rửa với nước lạnh từ 3 đến 5 lần rồi vắt thật ráo nước. Như vậy, bạn đã có được phần cùi bưởi trắng và giòn rồi.

Bước 6: Sêm đường

Tùy vào số lượng cùi bưởi mà bạn ướp với lượng đường sao cho phù hợp nhất, trung bình, bạn có thể ướp 100gram cùi bưởi với khoảng 60 gram đường trắng. Ướp khoảng 2 tiếng cho đến khi đường tan hết thì mang đi sêm ở lửa nhỏ. Sêm đến khi đường ngấm vào cùi và chuyển thành màu trắng trong thì dừng lại.

Các bước nấu chè bưởi Huế

Bước 1: Sơ chế đậu xanh

Đậu xanh làm sạch vỏ. Mang đi rửa sạch rồi cho vào hấp đến khi chín mềm thì đổ ra bát.

Bước 2: Nấu đường

Cho khoảng 1.5-1.7 lít nước vào nồi, đun nước sôi và cho vào khoảng 500-600 gram đường cát trắng.

Khi đường tan hết, bạn cho phần cùi bưởi đã được chuẩn bị vào, cho thêm một ít muối vừa đủ. Đun thêm khoảng 5 phút nữa thì cho thêm đậu xanh đã hấp chín, khuấy thật đều tay.

Bước 3: Tạo độ sánh cho chè bưởi

Người Huế còn sử dụng thêm bột năng để tạo độ sánh. Bạn nên sử dụng lượng bột năng vừa đủ, hòa tan với nước và đổ từ từ vào nồi chè nhé!

Trong quá trình đổ nước vào bột năng cần khuấy đều tay. Khi bột sánh đã lại thì cho thêm ống hương vani đã được chuẩn bị vào. Khuấy thật đều sau đó tắt bếp.

Bước 4: Thưởng thức món chè bưởi Huế

Để chè bưởi có hương vị ngon nhất, các bạn nên để nguội rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh. Sau khoảng 3 tiếng thì mang ra ăn, khi ăn, có thể thêm nước cốt dừa, dừa thái sợi hay dừa khô vào.

3. Cách nấu chè bưởi ngũ sắc

Nguyên liệu

  • Vỏ bưởi: 500gram
  • Đậu xanh: 200 gram
  • Bột năng: 200 gram
  • Đường: 300 gram
  • Nước hoa bưởi
  • Muối
  • Nước cốt dừa đặc
  • Nước lá cẩm sên, nước cốt lá dứa, nước hoa đậu biếc

Các bước nấu chè

Bước 1: Sơ chế cùi bưởi

Đầu tiên cần tách cùi và vỏ bưởi ra riêng, tiếp theo là gọt bỏ sạch vỏ màu xanh bên ngoài và phần xơ trắng phía trong. Sau đó mang đi rửa sạch rồi cắt cùi bưởi tình hạt lựu vừa ăn.

Khi cắt cùi bưởi xong, đem cùi bưởi ngâm với nước muối thêm 1 giờ. Dùng tay bóp nhẹ để cùi bưởi thấm đều vào nước muối.

Cách nấu chè bưởi ngũ sắc

Bước 2: Rửa cùi bưởi

Khi đã sơ chế bưởi xong, bạn đem cùi bưởi đi rửa thật sạch với nước, rửa khoảng 10 lần để loại bỏ hết vị đắng cũng như vị mặn trong cùi bưởi. Tốt nhất các bạn nên cho cùi bưởi vào nước sôi, cho thêm một chút muối và luộc sơ qua lửa khoảng 2 phút.

Sau đó, tiến hành ngâm lại với nước đá khoảng 10 phút thì vớt ra và vắt thật sạch nước. Như vậy, thì vị đắng của cùi bưởi đã được loại bỏ hoàn toàn.

Bước 3: Ướp đường và màu cho cùi bưởi

Chia cùi bưởi làm 4 phần bằng nhau, sau đó cho lần lượt những loại nước cốt màu lá cẩm sên, nước lá dứa và nước hoa đậu biếc vào từng phần.

Cho thêm lượng đường vừa đủ vào mỗi phần, trộn đều tay để cùi bưởi ngấm đường và nước màu. Ngâm khoảng 2 tiếng cho đến khi đường tan hết là được.

Bước 4: Sêm cùi bưởi

Khi đường bên trong cùi bưởi đã tan hết, tiến hành sêm lần lượt từng màu một. Đầu tiên sêm màu cùi trắng. Như vậy sẽ không bị lẫn lộn giữa các màu.

Tiếp đến, sêm lần lượt từng màu, trong quá trình sêm cần để lửa nhỏ, đảo thật đều tay để cùi bưởi thấm đường và không bị cháy.

Bước 5: Tẩm bột năng

Cho vào mỗi phần cùi bưởi đã sêm một lượng bột năng vừa đủ, lắc đều để bột phù kín miếng cùi. Sử dụng cây rây bột để loại bỏ những phần bột năng thừa.

Đun riêng một nồi nước cho sôi thì cho cùi bưởi vào, luộc cho đến khi thấy phần cùi bưởi trong suốt và nổi lên trên mặt nước thì vớt ra. Để cùi bưởi giòn và ngon hơn, các bạn nên ngâm vào thau nước đá khoảng 15 phút thì vớt ra.

Bước 6: Sơ chế đậu xanh

Đậu xanh sau khi mua về mang đi ngâm với nước, ngâm khoảng 4 đến 6 tiếng để đậu mềm hẳn thì đem hấp chín. Hấp đậu chín hãy đem đổ ra bát và để ráo nước.

Bước 7: Nấu chè bưởi ngũ sắc

Cho bột năng vào tô, cho thêm nước vào khuấy đều cho bột tan hết. Việc tiếp theo của chúng ta cần làm là bắc thêm một nồi nước (1.5 lít) và tiến hành đun sôi. Khi nước đã sôi cho thêm đường vừa ăn, khuấy đều để đường tan hết.

Đổ từ từ đường vào bát nước bột năng vào, vừa đổ vừa khuấy để nồi chè có độ sánh mịn. Khi nồi chè sền sệt thì cho đậu xanh, cùi bưởi và nước hoa bưởi vào. Khuấy thật đều để có được nồi chè hấp dẫn.

Bước 8: Thưởng thức món chè bưởi ngũ sắc

Tắt bếp, đợi đến khi chè nguội thì cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 30 phút thì bỏ ra thưởng thức.

Khi thưởng thức chè, hãy thêm một ít nước cốt dừa lên trên để tạo vị béo, nếu thích bạn có thể cho thêm dừa khô và dừa thái sợi cũng được. Vậy là bạn đã có được một cốc chè thơm ngon hấp dẫn chỉ trong vài bước rồi.

4. Cách nấu chè bưởi với bột béo cùng nước cốt dừa

Nguyên liệu

  • Bưởi năm roi: 1 quả
  • Dừa tươi: 1 quả
  • Nước cốt dừa: 250ml
  • Đường thốt nốt: 200 gram
  • Bột béo: 100 gram
  • Đậu xanh
  • Bột năng
  • Muối

Cách làm chè bưởi với bột béo nước cốt dừa

Bước 1: Chuẩn bị bột béo để nấu chè

Với cách nấu chè bưởi này, thì bột béo là nguyên liệu vô cùng quan trọng. Bởi vậy bạn cần phải hòa tan bột béo với nước, đánh thật đều tay để bột có thể tan hoàn toàn. Như vậy, khi sử dụng bạn không cần phải chuẩn bị nữa.

Cách nấu chè bưởi với bột béo cùng nước cốt dừa

Bước 2: Chế biến nước cốt dừa

Bổ đôi quả dừa vừa được chuẩn bị, nạo lấy phần cùi dừa. Tiếp đó bỏ vào máy xay, xay cùng với 500ml nước. Xay cho đến khi cùi dừa nhuyễn thì dừng lại, ép lấy nước cốt dừa để sử dụng.

Đun nước cốt dừa xay được vào 100ml nước cốt dừa đã được đóng sẵn, đun lửa nhỏ đến khi sôi đều thì cho phần bột béo đã hòa vào nồi. Khuấy đều tay đến khi nước dừa sánh lại thì tắt bếp.

Bước 3: Hấp đậu xanh

Đậu xanh bỏ vỏ. Mang đi rửa sạch và cho vào nồi hấp cho đến khi đỗ chín mềm thì tắt bếp.

Bước 4: Sơ chế cùi bưởi

Gọt tách lấy phần cùi bưởi, sau đó sử dụng dao mỏng cắt thật sạch phần cùi màu xanh và phần xơ màu trắng bên trong. Cắt cùi bưởi thành hạt lựu vừa ăn. Cho thêm muối vào phần cùi bưởi vừa cắt, bóp thật đều tay để loại bỏ vị đắng.

Bóp liên tục trong khoảng 10 phút, sau đó cho cùi bưởi vào nước lạnh để rửa sạch. Làm như vậy lần hai để loại bỏ hết vị đắng.

Bước 5: Ngâm cùi bưởi

Khi đã rửa sạch cùi bưởi, hãy ngâm chúng với nước phèn chua khoảng 1 tiếng. Sau đó, vớt ra và tiến hành rửa lại thật sạch với nước.

Bước 6: Chế biến cùi bưởi

Cho cùi bưởi vào nồi nước sôi, đun sôi khoảng 3 phút thì vớt ra. Tiếp tục cho vào chậu nước đá lạnh khoảng 10 phút thì vớt cùi bưởi ra, vắt thật sạch nước và để ráo.

Ngâm cùi bưởi với lượng đường vừa đủ, nên ngâm tỉ lệ 2 cùi bưởi 1 phần đường.

Ngâm khoảng 2 tiếng đến khi đường tan hết thì mang đi sêm đến khi đường và miếng cùi bưởi săn lại thì tiến hành tắt bếp.

Phủ thêm bột năng lên cùi bưởi vừa sêm, đảo thật đều tay để bột phủ hết vào miếng cùi. Sau đó, mang đi luộc với nước sôi, cùi bưởi nổi lên thì vớt ra chậu nước đá lạnh rồi tắt bếp. Vậy là bạn đã có được phần cùi bưởi giòn ngon rồi.

Bước 7: Nấu chè nước cốt dừa

Cho vào nồi khoảng 1 lít nước, thêm 200 gram đường thốt nốt và một chút muối.

Đun đến khi nước sôi thì thêm phần nước bột năng vào nồi, khuấy thật đều tay để nước chè sánh lại.

Tiếp tục cho thêm đậu xanh đã được hấp chín cùng với cùi bưởi vừa chế biến. Khuấy thật đều tay để các nguyên liệu hoà quyện vào nhau. Đun khoảng 3 phút nữa thì tắt bếp.

Bước 8: Hoàn thành và thưởng thức chè bưởi nước cốt dừa

Cho phần chè ra cốc, cho thêm nước bột béo và cốt dừa đã chuẩn bị vào. Bạn có thể thêm một ít đá bào, cùi dừa hay dầu chuối giúp tăng hương vị cho món ăn. Chỉ với vài bước, bạn đã hoàn thành một món ăn khoái khẩu cho cả gia đình vào hè này rồi.

5. Cách nấu chè bưởi An Giang ngon chuẩn nhà hàng

Nguyên liệu

  • Bưởi năm roi lại xanh: 1 quả
  • Đậu xanh : 200 gram
  • Đường cát : 400 gram
  • Bột sắn dây: 50 gram
  • Nước cốt dừa: 200ml
  • Dừa nạo: 50 gram
  • Lạc rang giã nhỏ: 100 gram
  • Phèn chua: 50 gram
  • Lá nếp: 50 gram
  • Nước hoa bưởi: 50 gram
  • Muối trắng

Các bước nấu chè bưởi An Giang

Bước 1: Sơ chế cùi bưởi

Đầu tiên, gọt bỏ vỏ xanh bên ngoài, tách phần xơ to bên trong phần cùi. Sau đó lấy phần cùi thái nhỏ thành từng miếng có kích thước vừa ăn. 

Cách nấu chè bưởi An Giang ngon chuẩn nhà hàng

Sau khi thái xong, bóp cùi bưởi với 2 thìa muối trắng, ngâm khoảng 3 tiếng rồi rửa thật sạch với nước.

Vì đã bóp với muối trực tiếp vào phần cùi, các bạn cần phải rửa lại thật nhiều lần với nước rồi vắt thật ráo để loại bỏ vị đắng cũng như vị mặn trong cùi bưởi.

Bước 2: Làm giòn cùi bưởi

Tiếp theo mang phần phèn chua đã chuẩn bị ra giã thật nhỏ, sau đó hòa cùng với 2 lít nước và ngâm cùi bưởi vào đó.

Ngâm khoảng 15 phút thì tiến hành vớt ra và cho vào chậu nước lạnh. Rửa lại thật sạch để loại bỏ hết phèn chua trong cùi bưởi.

Bước 3: Luộc sơ cùi

Khi đã loại bỏ sạch phèn chua, đem cùi bưởi trụng với nước sôi khoảng 3 phút. Sau đó vớt ra chậu nước lạnh và vắt thật sạch nước.

Bước 4: Sêm đường

Ngâm cùi bưởi với 100gr đường, khi đường tan hết thì cho lên bếp sêm thật nhỏ lửa. Sêm cho đến khi đường bám hết vào cùi bưởi có độ keo nhất định thì tắt bếp.

Phủ một lớp bột năng trên cùi bưởi vừa sêm, đảo đều tay để cùi bưởi được phù bột năng nhiều nhất.

Bước 5: Chế biến đậu xanh

Bạn cần mua thêm đậu xanh loại đã làm sạch vỏ, sau đó rửa sạch với nước rồi ngâm khoảng 5 giờ. Ngâm đậu xong thì rửa lại rồi mang đi hấp chín.

Bước 6: Nấu chè bưởi An Giang

Cách nấu chè bưởi An Giang sẽ có sử dụng bột sắn dây để tạo độ sánh cho chè. Cho bột sắn dây vào bát nước khuấy thật đều tay để bột sắn tan hết.

Chuẩn bị khoảng 1.5 lít nước rồi cho thêm đường vừa đủ khuấy đến khi các nguyên liệu tan hết.

Cho nồi lên bếp, đun sôi rồi hạ nhỏ lửa, cho phần bột sắn đã được khuấy tan vào từ từ. Khuấy thật đều tay cho đến khi nước trong nồi sánh đều thì cho cùi bưởi, đậu xanh vào nồi. Đun thêm 3 phút đến khi nồi chè sôi và phần cùi bưởi ngả sang màu trong.

Bước 7: Cho thêm các hương liệu

Nếu muốn, bạn có thể cho thêm một lá nếp, nước hoa bưởi nhằm tăng hương vị hấp dẫn cho nồi chè. Khuấy thật đều để hương vị thấm đều vào nồi chè rồi tắt bếp.

Bước 8: Thưởng thức chè bưởi An Giang

Múc chè ra cốc, thêm nước cốt dừa và phần lạc rang đã được giã nhỏ lên trên. Vậy là bạn đã có được món chè bưởi An Giang thơm ngon rồi.

Với 5 cách nấu chè bưởi không đắng, giòn thơm hương vị bưởi mà chúng tôi vừa chia sẻ, hy vọng bạn sẽ thành công trong việc chế biến ra món ăn bổ dưỡng này. Đừng quên theo dõi chuyên mục ẩm thực để tham khảo thêm nhiều công thức nấu nướng bổ ích nhé!