Phụ Nữ Sức Khỏe

Hầu hết gia đình Việt ngày 23 tháng Chạp đều sẽ rút tỉa chân nhang, thế nhưng cần lưu ý những gì bạn đã biết chưa?

Ý nghĩa của việc rút tỉa chân nhang

Nhiều chuyên gia phong thủy cho biết, trong 1 năm thờ cúng, người ta thường ít động vào bàn thờ, vì sợ ảnh hưởng đến mặt tâm linh. Ngày 23, ông Công ông Táo lên Thiên đình thì nhân việc ông đi vắng người dân tranh thủ dọn dẹp.

Thông thường thì mỗi gia đình sẽ tỉa chân hương vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm – ngày tiễn ông Công ông Táo lên chầu trời. Trong trường hợp tết ông Táo trùng với ngày lập xuân thì gia chủ có thể tiến hành tỉa chân hương sớm hơn dự định.

Ảnh minh họa: Internet

Trên thực tế, việc để bát hương quá đầy sẽ làm cho bàn thờ chật chội, khó cắm hương mới. Chưa kể việc khi thắp hương tàn hương rơi xuống rất dễ làm cháy bát hương gây nguy cơ hỏa hoạn. Việc để bát hương nhiều chân hương còn tạo cảm giác rườm rà, bề bộn không đúng theo yêu cầu gọn gàng, sạch sẽ nơi đây. Ngoài ra còn cản trở khí luân chuyển, khí tốt sẽ khó lưu thông, điều này sẽ ảnh hưởng đến vận may của gia chủ.

Lưu ý khi tỉa bát hương

Người xưa còn quan niệm, nếu di chuyển bát hương quá nhiều sẽ dễ chuyển sang hướng xấu, gây xui xẻo cho gia chủ. Vì vậy, khi lau dọn bàn thờ, chỉ nên lau bát hương sạch sẽ, không nên tự ý động chạm hoặc di chuyển nếu có di chuyển phải làm đúng theo hướng dẫn trên.

Khi tỉa chân hương, không được lấy hết chân hương mà phải để lại 3, 5 hoặc 7 chân. Đặc biệt, không được vứt chân hương bừa bãi vì theo quan niệm của các cụ, như thế sẽ bị "tán tài".

Chân hương tỉa ra không được đổ lung tung mà thường được đốt thành tro, thả xuống sông, hồ hoặc hòa nước bón cây.

Ảnh minh họa: Internet

Các bước tỉa chân hương

Bước 1: Xin phép tổ tiên hoặc thần linh

Người tỉa chân nhang cần tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng. Sau đó thắp hương để thông báo cho tổ tiên hoặc thần linh biết rằng mình sắp dọn dẹp nhà thờ. Việc này được thực hiện với ý niệm mời tổ tiên và thần linh tạm lánh sang nơi khác để việc lau dọn của con cháu không ảnh hưởng tới các ngài.

Ảnh minh họa: Internet
 

Bước 2: Bắt đầu tỉa chân nhang

Bắt đầu tỉa chân hương bằng cách một tay giữ bát hương, một tay còn lại nhẹ nhàng rút từng chân nhang. Để lại 3 chân nhang trong bát hương. Chân nhang rút ra ngoài để lên một tờ giấy hoặc một tấm vải sạch.

Bước 3: Tiến hành lau dọn bàn thờ

Dùng khăn sạch lau xung quanh bát hương. Có thể nhúng khăn làm ẩm để lau sạch hơn. Sau khi lau xong bát hương thì mới lau các đồ thờ khác. Nếu cẩn thận bạn có thể dùng rượu gừng hoặc nước ngũ vị hương để tẩy uế cho bát hương và đồ thờ.

Bước 4: Xử lý phần tro

Mang chân nhang đã rút hóa thành tro, rồi đổ ra gốc cây. Tuyệt đối không đổ tro hóa chân nhang vào thùng rác hoặc các nơi ô uế.

Bước 5: Thắp nhang sau khi hoàn thành

Sau đó, gia chủ tiến hành thắp hương kính báo gia tiên và các vị thần đã hoàn thành việc dọn dẹp.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.

Shin (t/h)