Phụ Nữ Sức Khỏe

Giao thừa Tết Kỷ Hợi, cúng trong nhà hay cúng ngoài trời trước, tưởng đơn giản nhưng không phải ai cũng biết

Giao thừa là thời khắc vô cùng thiêng liêng đối với người Việt Nam. Đây là lúc đánh dấu kết thúc năm cũ và bắt đầu năm mới.

Thông thường, lễ cúng giao thừa gồm một lễ cúng trong nhà và một lễ cúng ngoài trời. Tuy nhiên, việc cúng trong nhà hay ngoài trước thì không phải ai cũng biết.

Giao thừa, gia chủ nên cúng ngoài trời trước - Ảnh minh họa: Internet

Mâm cúng ngoài trời được ví như một buổi lễ tiễn đưa các vị thần cũ và đón những vị thần mới vào nhà. Còn mâm cúng giao thừa trong nhà biểu thị cho sự biết ơn, hiếu thảo của con cháu gửi đến ông bà tổ tiên.

Theo các chuyên gia phong thủy, khi tiến hành cúng giao thừa thì nên cúng ngoài trời trước. Vì điều này mang ý nghĩa “tống cựu, nghênh tân”.

Trong mâm lễ cúng ngoài trời, gia chủ cần chuẩn bị một mâm cúng bao gồm ngũ quả, nhang, hoa, đèn, nến, trầu cau, muối, gạo, quần áo và mũ nón thần linh cùng với gà trống luộc…

Với mâm cúng trong nhà, gia chủ nên cúng vàng mã, hương, hoa, đèn, nến, bánh chưng hoặc bánh tét cùng với bánh kẹo.

Mâm cúng giao thừa quan trọng nhất là rượu - Ảnh minh họa: Internet

Theo chuyên gia phong thủy, thứ quan trọng nhất trong mâm cúng giao thừa là rượu. Người thực hiện nghi thức cúng giao thừa phải tắm rửa sạch sẽ rồi mới thắp hương. Như vậy mới bày tỏ được tấm lòng thành kính của mình với các vị thần linh cũng như tổ tiên của mình.

Lưu ý: Khi thắp hương, chỉ cần cắm mỗi bát một nén hương, cắm thẳng và không được cắm nghiêng.

* Thông tin chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm.

Thế Huân (TH)