Phụ Nữ Sức Khỏe

Giải đáp: Bệnh tăng tiểu cầu không nên ăn gì?

Đối với người bình thường, lượng tiểu cầu trên 1 microlit máu là từ 150.000 đến 450.000. Và số lượng tiểu cẩu cần phải được duy trì ở mức tối ưu không được quá cao cũng không được quá thấp. Bạn cần phải biết về căn bệnh này, đặc biệt là bệnh tăng tiểu cầu không nên ăn gì và nên ăn gì để có những lựa chọn hợp lý nhất giúp bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Benh tang tieu cau khong nen an gi 1
Giải đáp: Bệnh tăng tiểu cầu không nên ăn gì? - Ảnh minh họa: Internet

Bệnh tăng tiểu cầu là gì?

Tiểu cầu là tế bào có chức năng cầm máu và giúp máu vón cục nhanh hơn khi bị thương. Từ đó, hạn chế lượng máu chảy ra không khiến bạn bị mất máu. Và tăng tiểu cầu là căn bệnh mà lượng tiểu cầu trong máu được cơ thể sản xuất quá nhiều. Bệnh này diễn ra rất thầm lặng và khó có thể nắm bắt được các triệu chứng rõ ràng.  

Nguyên nhân của bệnh tăng tiểu cầu 

Tăng tiểu cầu xuất hiện khi các tế bào gốc trong xương tăng lên một cách bất thường khiến cho lượng tiểu cầu tăng lên. Nguyên nhân khác là do bạn đang bị thiếu sắt, mất máu hoặc do di truyền từ đời trước. Người thường xuyên phải sử dụng một số loại thuốc đặc biệt, đã trải qua phẫu thuật phải cắt bỏ lá lách cũng là những trường hợp dễ bị tăng tiểu cầu.

Benh tang tieu cau khong nen an gi 2
Tức ngực, khó thở là 1 triệu chứng của bệnh tăng tiểu cầu - Ảnh minh họa: Internet

Triệu chứng thường gặp của người bị tăng tiểu cầu

Ban đầu khi mới bị tăng tiểu cầu, bạn sẽ gần như không thể nhận biết rõ ràng được. Tuy nhiên, theo thời gian, các triệu chứng, biểu hiện bệnh sẽ dần cụ thể hơn:

  • Xuất hiện hiện tượng đau đầu, khó thở và kèm theo tức ngực.
  • Thường xuyên hoa mắt và chóng mặt.
  • Mắt ngày càng kém, tầm nhìn cũng vì vậy mà hạn chế.
  • Đột nhiên bị ngất xỉu và điều này diễn ra nhiều lần với tần suất ngày càng dày hơn.
  • Cảm thấy ngứa lòng bàn tay và bàn chân.

Bệnh tăng tiểu cầu không nên ăn gì?

Khi bị tăng tiểu cầu, bạn không nên ăn các loại thực phẩm sau đây:

Quả lý gai Ấn Độ

Quả lý gai Ấn Độ hay còn gọi là Amla. Khi bạn bị tăng tiểu cầu mà ăn loại quả này cơ thể sẽ càng thúc đẩy việc sản xuất tiểu cầu nhiều hơn. Thường thì những người bị sốt xuất huyết sẽ được khuyên là uống nước ép của loại quả này để tăng lượng tiểu cầu trong máu. Còn đối với người bị tăng tiểu cầu thì bạn nên tránh chúng ra.

Benh tang tieu cau khong nen an gi 3
Quả lý gai Ấn Độ - Ảnh minh họa: Internet

Dầu dừa

Trong dầu dừa chứa nhiều chất béo có ích  và các chất dinh dưỡng khiến cho việc tăng tiểu cầu trong máu diễn ra rất nhanh. Vậy nên bạn cũng hạn chế sử dụng loại dầu này để tình trạng bệnh tiến triển tốt hơn.

Các món ăn ngọt, nhiều đường

Đây hoàn toàn là các món ăn giàu calo và ít chất dinh dưỡng, chứa nhiều đường không tốt cho sức khỏe của bạn. Thậm chí chúng còn tăng viêm nhiễm cho những người bị tăng tiểu cầu. Đó là lý do vì sao mà khi con gái đến tháng không nên ăn quá nhiều đồ ngọt.

Các chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá

Đây là những tác nhân sẽ ảnh hưởng không tốt đến tủy xương. Như vậy cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều tiểu cầu hơn. Vì thế hãy hạn chế hoặc tốt nhất là loại bỏ hoàn toàn các loại nước này để chữa bệnh tăng tiểu cầu hiệu quả hơn.

Benh tang tieu cau khong nen an gi 4
Không nên uống rượu bia - Ảnh minh họa: Internet

Chế độ ăn quá nhiều đạm

Hãy nhớ rằng chế độ ăn nhiều đạm và chất béo sẽ làm cho tiểu cầu của bạn tăng lên nhanh chóng. Vì thế hãy ăn thịt nạc, cá, ức gà thay vì những phần thịt khác của động vật.

Quả lựu

Lựu có khả năng chống oxy hóa rất tốt, chống viêm cũng như tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên, nếu như ăn lựu khi đang bị tăng tiểu cầu sẽ khiến bệnh trầm trọng hơn.

Benh tang tieu cau khong nen an gi 5
Không ăn quá nhiều lựu - Ảnh minh họa: Internet

Chế độ sinh hoạt phù hợp cho người bị tăng tiểu cầu?

Một lối sống lành mạnh chính là điều cần thiết cho những người bị bệnh tăng tiểu cầu. Để đối phó với căn bệnh này, bạn nên thực hiện những điều sau:

  • Ăn các loại thực phẩm lành mạnh. Bạn đang không biết bệnh tăng tiểu cầu nên ăn gì là tốt nhất thì hãy chọn các loại thực phẩm như: ngũ cốc, trái cây, rau và các loại đồ ăn ít chất béo bão hòa. Hạn chế các đồ ăn có chứa chất béo chuyển hóa. Hãy tìm hiểu kỹ để có cho mình một khẩu phần ăn phù hợp mà vẫn giúp duy trì trọng lượng của bản thân một cách bình thường.
  • Tăng cường các hoạt động thể chất. Mỗi ngày hãy dành khoảng 30 phút để thực hiện một số bài tập thể dục. Chỉ cần hoạt động nhẹ nhàng, đơn giản như đi bộ, đi xe đạp hoặc bơi lội.
  • Duy trì trọng lượng ở mức bình thường. Khi bạn bị thừa cân, béo phì, tĩnh mạch ở xương chậu và chân sẽ bị tăng áp lực. Như vậy khiến cho tình trạng huyết áp bị cao. Đây cũng là nguyên nhân khiến tiểu cầu tăng lên.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ với thời gian ngủ khoảng từ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm. 
  • Bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể. Lượng nước có thể đến từ các loại hoa quả, nước canh, rau chứ không nhất thiết là nước lọc. Vì vậy đừng quá áp đặt phải uống thật nhiều nước trong ngày. Chỉ cần đủ nước là cơ thể cũng có thể hoạt động tốt.
Benh tang tieu cau khong nen an gi 6
Có lối sống lành mạnh - Ảnh minh họa: Internet

Bệnh tăng tiểu cầu không nên ăn gì và những kiến thức xung quanh căn bệnh này đã được nêu đầy đủ và chi tiết trong bài viết. Hãy tìm cho mình một chế độ ăn hợp lý để tránh được các loại bệnh nguy hiểm.

Cúc Nguyễn