Phụ Nữ Sức Khỏe

Đau háng khi mang thai phải làm sao?

Đau háng khi mang thai luôn là vấn đề khiến chị em quan tâm vì không chỉ gây ra những cơn đau nhức khó chịu mà còn là dấu hiệu của việc thai nhi bị ảnh hưởng. Vậy nguyên nhân và cách điều trị tình trạng này như thế nào, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Dau hang khi mang thai 1
Đau háng khi mang thai - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu

Thai phụ tăng cân quá nhanh

Trong thời gian mang thai, cân nặng của người mẹ tăng từ 8 đến 15kg, điều này gây ra sự thay đổi về nội tiết tố trong cơ thể. Cơ thể tăng cân đồng nghĩa với việc thai nhi ngày một lớn lên gây ra áp lực cho bộ phận chi dưới. Khi cân nặng càng lớn thì mức độ đau khớp háng và khớp gối cũng ngày càng cao. 

Dau hang khi mang thai 2
Tăng cân quá nhanh là một trong những nguyên nhân dẫn đến thai phụ đau khớp háng - Ảnh minh họa: Internet

Áp lực cân nặng khiến người mẹ đau khớp háng 3 tháng đầu có thể kéo dài cho đến khi sinh con vì càng về cuối thai kỳ mẹ càng khó kiểm soát cân nặng của mình.

Do thay đổi khi thai nhi hình thành

Thai nhi hình thành và phát triển cũng là lúc cơ thể mẹ chịu những ảnh hưởng nhất định. Trong ba tháng đầu, dạ con là lớp bảo vệ chính cho thai nhi bên trong bụng người mẹ, được cố định và bảo vệ bằng hệ thống các dây chằng nối từ dạ con đến thành chậu hông.

Khi thai nhi phát triển, trọng lượng dạ con nặng hơn khiến hệ thống dây chằng bị kéo dãn. Các khớp nối dây chằng tại vùng háng cũng vì vậy mà tạo thành những cơn đau âm ỉ. Tình trạng này kéo dài khi người mẹ vận động hay làm việc quá sức.

Dau hang khi mang thai 3
Thai nhi hình thành và phát triển - Ảnh minh họa: Internet

Vận động quá sức

Khi mang thai hệ miễn dịch của mẹ suy giảm nên khả năng chịu đựng cơn đau và sức bền cũng giảm đi trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Cơn đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu có thể xảy ra khi thai phụ đứng lên hoặc ngồi một chỗ quá lâu. Hơn thế nữa khi thai phụ vận động nặng trong thời gian này cũng làm tăng tình trạng đau khớp háng.

Đặc biệt khi mẹ bắt buộc phải ngồi xổm, khớp háng phải chịu lực ép lớn gây ra tình trạng mỏi mệt và đau nhức.

Dau hang khi mang thai 4
Vận động quá sức không chỉ là nguyên nhân gây cho mẹ bầu đau háng mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé - Ảnh minh họa: Internet

Thai phụ thiếu canxi

Trong thai kỳ người mẹ cần được bổ sung một lượng lớn canxi để hỗ trợ cho việc hình thành cấu trúc xương và ngăn chặn tình trạng đau nhức xương khớp. Cơ thể người mẹ bị thiếu canxi sẽ dẫn đến tình trạng đau nhức toàn thân cũng như khớp háng.

Những thay đổi của nội tiết tố

Nội tiết tố đóng vai trò quan trọng gây ra một số triệu chứng phổ biến trong thời kỳ mang thai như: buồn nôn, nghén, táo bón, đau nhức khớp háng, đau lưng... Các chuyên gia đã chỉ ra cơ thể của thai phụ sản sinh lượng lớn relaxin, một loại hormone có khả năng nới lỏng và làm mềm các mô liên kết.

Điều này làm thay đổi cấu tạo của dây chằng, gây ra ảnh hưởng đến khớp háng của người mẹ trong ba tháng đầu của thai kỳ. Hơn thế nữa, hormone relaxin giúp cấu trúc của các khớp xương tại vùng xương chậu và háng trở nên linh hoạt hơn trong quá trình nới lỏng không gian phát triển của thai nhi. Những thay đổi này là nguyên nhân gây ra cơn đau khớp háng trong tam cá nguyệt đầu tiên.

Đau háng khi mang thai tuần 38

Dau hang khi mang thai 5
Tư thế ngồi đúng cho mẹ bầu - Ảnh minh họa: Internet

Đau háng khi mang thai ở tuần 38, tuần gần cuối của thai kỳ gây nên sự khó chịu của người mẹ. Tuy không có biện pháp để đẩy lùi hoàn toàn tình trạng này như thai phụ có thể chủ động hạn chế bằng những biện pháp dưới đây:

  • Đối với tư thế đứng, thai phụ giữ thẳng lưng, nếu ngồi thì cần có gối tựa sau lưng.
  • Không tạo áp lực lên vùng xương háng.
  • Thai phụ cần sử dụng các loại giày hay dép đế bằng và thấp.
  • Nên tránh đứng bằng tư thế 1 chân và giữ tư thế quá lâu.
  • Khi ngủ người mẹ nên nằm nghiêng sang bên thuận, giữ cho chân và phần hông hơi cong đồng thời sử dụng gối dành riêng cho bà bầu.
  • Người mẹ nên tập thể dục nhẹ nhàng.
  • Trong thực đơn của mẹ cần bổ sung thêm canxi.
  • Người mẹ có thể dùng thuốc giảm đau nhưng cần theo chỉ định của bác sĩ.
Dau hang khi mang thai 6
Ngủ đúng tư thế giúp cho mẹ bầu giảm bớt cơn đau háng - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân khiến bà bầu bị đau háng bên trái

  • Do xương chậu giãn nở khiến dây chằng nối từ vùng trên dạ con đến thành chậu hông bị căng ra dẫn đến đau đớn ở vùng khớp háng.
  • Người mẹ thiếu canxi gây ra việc đau nhức khớp háng bên trái do khi mang thai cơ thể luôn trong trạng thái thiếu canxi vì nuôi dưỡng thai nhi.
  • Khi mang bầu cơ thể người mẹ tăng cân tạo ra áp lực lớn đè lên khớp háng dẫn đến các cơn đau khớp háng bên trái.

Cách điều trị cho bà bầu đau háng khi mang thai ở bên trái

  • Khi bị đau mẹ bầu nên thả lỏng cơ thể thông qua việc luyện tập các bài thể dục nhẹ nhàng, massage, đun nước ấm để ngâm mình... Bên cạnh đó người mẹ cũng nên mặc trang phục thoải mái với chất liệu co giãn tốt để việc vận động cũng như tâm trạng được thư giãn hơn.
  • Đau khớp háng nguyên nhân chính là do xương chậu bị ảnh hưởng vì vậy khi làm việc hay hoạt động các mẹ cần chú ý hoạt động nhẹ nhàng để tránh tình trạng chấn thương khớp xương chậu. Các mẹ cũng có thể dùng đai nâng đỡ bụng để làm ổn định và hạn chế việc ảnh hưởng đến xương chậu.
  • Trong thời gian thai kỳ, vùng xương mu và khớp háng phải chịu nhiều áp lực hơn bình thường nên thai phụ nên tránh ngồi xổm và gập người. Khi phải ngồi trên ghế mẹ bầu cần để lưng thẳng và tựa vào mặt phẳng để làm giảm áp lực xuống khớp háng bên trái và xương mu.
  • Khi cơn đau xuất hiện đột ngột, mẹ bầu dùng khăn ấm chườm lên vùng đau để giảm cơn đau nhanh chóng.
  • Không được đi giày cao gót, mẹ bầu nên thay thế bằng giày đế bệt hay đế cao không quá 4cm.
  • Dùng thuốc giảm đau nhưng cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Bài viết trên đã giải đáp được câu hỏi đau háng khi mang thai phải làm sao. Qua nguyên nhân và cách điều trị đau háng khi mang thai, các mẹ cần chú ý để hạn chế những cơn đau gây khó chịu ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Cúc Nguyễn