Phụ Nữ Sức Khỏe

Chẳng lo vì ăn cơm đúng cách: 4 cách ăn cơm giúp giảm đường huyết, mỡ máu, tiểu đường, bệnh tật chẳng còn là nỗi no

Thông qua nhiều thông tin đã hoặc chưa được xác thực, việc nạp tinh bột từ cơm trở nên hạn chế hơn. Thực chất, thói quen ăn cơm hoàn toàn không gây hại nếu ta biết ăn đúng cách. Tùy theo nhu cầu và mức độ làm việc, chúng ta có thể gia giảm lượng cơm nạp vào hàng ngày để tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, với một số cách ăn cơm sau, bạn sẽ giúp cơ thể giảm đường huyết, mỡ máu và thậm chí là bệnh tiểu đường. Đừng quá lo lắng khi bạn nghĩ rằng ăn cơm là xấu:

Ăn cơm ít chế biến. Ảnh: Internet

1/ Ăn cơm ít chế biến

Nghĩa là hạn chế chiên, xào, rang hay thêm nhiều gia vị vào cơm. Khi nạp thêm những năng lượng kể trên, cơ thể sẽ dư thừa, quá tải dễ phát sinh ra bệnh. Hầu như ngày nay chúng ta yêu thích việc ăn cơm thêm nhiều gia vị, kích thích vị giác. Tuy nhiên, điều đó là không nên và bạn cần lưu ý. Đặc biệt, hạn chế việc ướp các loại vị quá mặn hay quá ngọt, nó đều không tốt cho bệnh tiểu đường hay tim mạch của bạn.

Hạn chế chế biến cơm quá nhiều lần. Ảnh: Internet

2/ Nấu cơm độn/cơm với các loại đậu

Nấu cơm kết hợp các loại ngũ cốc hay các loại củ quả như khoai lang,... lại là cách để giúp giảm lượng đường huyết, mỡ máu hay giảm căn bệnh tiểu đường tuyệt vời.

Thành phần của các loại hạt như: đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ… cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như: vitamin B, niacin, folate, thiamine; kẽm, sắt, magie, mangan; chất đạm; các chất chống oxy hóa như axit phytic, lignan, axit ferulic và các hợp chất lưu huỳnh. Ngoài ra, ngũ cốc nguyên hạt cũng chứa nhiều loại hợp chất thực vật giúp ngăn ngừa bệnh tật như Polyphenol, Stanol và Sterol.

Cơm độn giúp tăng vitamin trong cơm. Ảnh: Internet

Ngoài tốt cho bệnh tiểu đường hay giảm mỡ máu, cơm độn có thêm các loại hạt được cho là có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ đến hơn 14% so với việc dùng những thực phẩm thông thường. Ngoài ra, một số hợp chất có trong ngũ cốc nguyên hạt như vitamin K, chất xơ và chất chống oxy hóa cũng có tác dụng làm giảm nguy cơ đột quỵ.

Theo nghiên cứu, để chăm sóc sức khỏe tim mạch, con người nên tăng cường ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt hơn và ăn ít ngũ cốc tinh chế hơn.

Khi nấu cơm hay nấu cháo với gạo, bạn không chỉ có thể cho một loại gạo mà có thể thêm các loại hạt, các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt nấu kèm hoặc ăn kèm thêm như: cháo yến mạch gạo đậu phộng, khoai lang, bắp, đậu đỏ và đậu đen…

3/ Ăn hạt gạo thô hơn

Không chỉ có cơm độn các loại đậu mang lại lợi ích tốt. Lời khuyên của các chuyên gia là nên ăn ít gạo trắng và gạo nếp đã qua tinh chế. Việc giữ lại nguyên lớp cám của gạo chưa tinh chế trở nên thiết thực hơn vì lớp vỏ ngoài khi bị xát quá nhiều tạo ra triệu chứng đường huyết tăng, giảm đi hầu hết lượng chất xơ và vitamin cần thiết.

Do đó, ăn gạo thô so với gạo tinh chế/xay xát quá kỹ sẽ tốt hơn là gạo trắng thông thường.

Gạo xát dối tốt hơn tinh chế. Ảnh: Internet

4/ Thêm rau củ quả vào món cơm

Nghe có vẻ cầu kì nhưng bạn có thể thêm vào cơm các loại vitamin từ thực vật, rau củ quả một cách hiệu quả hơn, giúp tăng giá trị dinh dưỡng và cả thẩm mỹ món ăn.

Các loại rau củ được gợi ý như: nghệ, đậu Hà Lan, saffron, cà rốt,... Các thực phẩm này có thể chống lại các gốc tự do, bảo vệ mạch máu, duy trì độ đàn hồi của mạch máu và ngăn ngừa lão hóa mắt, bảo vệ thị lực. Tất nhiên, một điều lưu ý là tránh lạm dụng việc chiên, xào thức ăn, bạn hãy ăn nguyên bản, eatclean nhất có thể, cơ thể sẽ thay đổi nhanh chóng, đặc biệt là cân nặng hay tiểu đường.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số cách ăn cơm như sau:

- Ăn rau, thức ăn trước khi ăn cơm, giúp bạn nạp vừa đủ lượng thức ăn mà không quá dư thừa lượng tinh bột

- Ăn cơm ở chén nhỏ thay vì ở tô, điều này giúp bạn kiểm soát lượng thức ăn tốt hơn

- Ăn sáng đầy đủ với những thức ăn dinh dưỡng, trong đó, các món ăn từ cơm, cháo, bún là một ví dụ.

- Bạn tránh việc ăn cơm vội vàng, ăn từ tốn và nhai kĩ sẽ tốt cho hệ tiêu hóa, phòng bệnh dạ dày và cả ung thư.

- Không ăn cơm thừa quá lâu, bạn tránh ăn cơm cũ hay cơm hâm đi hâm lại nhiều lần.

Hương Hương (t/h)