Uống nhiều nước
Mất nước có thể làm giảm thể tích máu, khiến huyết áp giảm. Vì vậy, người bị huyết áp thấp cần được cung cấp đầy đủ nước, đảm bảo khoảng 2 lít/ngày. Đặc biệt trong trường hợp đang tập luyện hoặc làm việc ngoài trời nắng nóng nên bổ sung nước nhiều hơn để đề phòng cơ thể mất nước.
Lưu ý, người cao tuổi có thể dễ bị mất nước hơn do họ ít uống nước và ít có cảm giác khát. Vì vậy, người thân cần nhắc họ uống nước thường xuyên.
Hạnh nhân và sữa
Sữa hạnh nhân có khả năng ổn định huyết áp theo cơ chế kích hoạt tuyến thượng thận tiết catecholamine – một chất điều hòa huyết áp động mạch. Đồng thời, loại sữa này còn rất tốt đối với sức khỏe.
Bạn nên ngâm khoảng 4-5 hạt hạnh nhân trong nước và để qua đêm, sau đó bóc vỏ và cho vào máy say say nhuyễn rồi trộn với một cốc sữa nóng. Người bệnh uống thường xuyên một cốc sữa hạnh nhân nóng vào buổi sáng giúp cải thiện huyết áp thấp rất tốt.
Cam thảo
Cam thảo là một vị thuốc đông y có vị ngọt, tính bình, thích hợp cho việc điều trị huyết áp thấp. Đặc biệt, rễ cam thảo có tác dụng làm ổn định chỉ số huyết áp thấp do nồng độ cortisol ở trong máu thấp gây nên. Các thành phần có trong cam thảo có chức năng phân hủy cortisol đông thời ức chế hoạt động của các enzym. Bạn có thể sử dụng cam thảo để sắc thuốc hay pha trà đều được.
Đồ uống caffein
Bị tụt huyết áp nên uống gì? Các thức uống chứa caffein như trà hoặc cà phê có thể giúp làm tăng huyết áp tạm thời ở những người không sử dụng chúng thường xuyên bằng cách kích thích hệ thống tim mạch và tăng nhịp tim của bạn.
Thịt nạc, gan
Những người huyết áp thấp do thiếu máu (đặc biệt là ở phụ nữ trẻ) nên ăn các loại thịt nạc (bò, gà, heo), gan, trứng gà, tôm, cá… Ngoài ra, nên ăn các loại rau quả như: đậu, rau dền, rau đay, quả lựu,…
Ngoài các thực phẩm kể trên, một số thức ăn đồ uống có tác dụng làm tăng huyết áp khác bao gồm: cà phê, nước trà đặc, rau cần tây, hạt sen, cam thảo, long nhãn, táo tàu,…