Phụ Nữ Sức Khỏe

Các loại thực phẩm CÓ HẠI cho tim mạch bạn cần NẮM VỮNG để xây dựng chế độ DINH DƯỠNG LÀNH MẠNH

Khoai tây chiên

Khoai tây chứa nhiều calo, chất béo và natri. Chế độ ăn ít natri là điều cần thiết cho một trái tim khỏe mạnh.

Ảnh minh họa: Internet

Hiệp hội Tim mạch Mỹ giải thích rằng, ăn hơn 2.300 mg muối mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ cao huyết áp - một yếu tố nguy cơ nghiêm trọng đối với bệnh tim mạch. 

Thịt ba rọi xông khói

Hơn một nửa lượng calo của thịt xông khói đến từ chất béo bão hòa, có thể làm tăng lipoprotein mật độ thấp (LDL-C) - cholesterol xấu, tăng khả năng bị đau tim hoặc đột quỵ. Thịt ba rọi xông khói thường chứa đầy muối, làm tăng huyết áp và khiến tim phải hoạt động mạnh hơn. Lượng natri cao (thành phần chính của muối) có thể dẫn đến đột quỵ, bệnh tim và suy tim. Chất bảo quản sử dụng trong thực phẩm này cũng liên quan đến những vấn đề về tim mạch.

Các loại thịt đỏ hoặc chế biến sẵn

Việc ăn quá nhiều những loại thịt có màu đỏ như thịt lợn, thịt bò, thịt cừu,… sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải những bệnh lý liên quan đến tim mạch hoặc đái tháo đường. Bởi vì những loại động vật này có chứa hàm lượng chất béo bão hòa rất lớn nên dễ khiến cho chỉ số Cholesterol xấu tăng cao. Do đó, trong chế độ ăn uống, mọi người không nên sử dụng nhiều các loại thịt đỏ.

Kẹo

Trong nhiều năm, chất béo được coi là nguyên nhân lớn nhất trong chế độ ăn uống gây nên bệnh tim. Nhưng một báo cáo được công bố vào năm ngoái trong Tạp chí Thuốc quốc tế cho thấy rằng đường mới là thực phẩm chủ yếu chịu trách nhiệm về sức khỏe tim mạch.

Ảnh minh họa: Internet

Bây giờ, các chuyên gia nói rằng chế độ ăn thêm đường có thể là một mối đe dọa lớn đối với béo phì, cholesterol cao và bệnh tiểu đường, tất cả đều là những yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim. Do vậy, để tránh mắc bệnh tim mạch, đường phải được sử dụng ở mức độ vừa phải dưới mọi hình thức.

Các loại ngũ cốc tinh chế

Theo Nieca Goldberg, MD, giám đốc y tế của NYU Women’s Heart Program ở New York, một số loại thực phẩm tồi tệ nhất đối với trái tim của bạn là thực phẩm chế biến sẵn. Tiến sĩ Goldberg giải thích: “Thực phẩm đã qua chế biến khiến lượng đường và insulin tăng mạnh, rồi sau đó giảm mạnh, khiến bạn đói hơn, và ăn nhiều hơn.

Thực phẩm chế biến thường chứa ngũ cốc tinh chế, bao gồm bột mì trắng hoặc gạo trắng. Một nghiên cứu năm 2017 trên Tạp chí Quốc tế về Y học Lâm sàng và Thực nghiệm cho thấy ăn ngũ cốc tinh chế có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn 9,4%.

Đan Thanh (t/h)