Phụ Nữ Sức Khỏe

Biết đến những bệnh về mắt thường gặp vào mùa hè này để có thể bảo vệ đôi mắt tốt hơn, tránh để xảy ra những biến chứng không ngờ đến

Dị ứng mắt

Tình trạng này xảy ra là do sự gia tăng nhiệt độ và các tác nhân gây dị ứng trong không khí như bụi bẩn, phấn hoa có thể khiến mắt bạn dễ bị tổn thương. Một số triệu chứng thường gặp khi bị dị ứng mắt là: Ngứa mắt, đỏ mắt, mắt có cảm giác nóng rát…

Lẹo mắt

Ảnh minh họa: Internet

 

Bệnh lẹo mắt thường do tụ cầu khuẩn hoặc vi khuẩn xâm nhập vào tuyến chân lông mi gây viêm nhiễm cấp tính. Khi lẹo mới mọc, mi mắt của người bệnh sẽ hơi sưng, hơi đỏ, kèm theo ngứa và đau.

Tiếp đó, chỗ đau nổi lên một khối rắn to như hạt gạo. Lẹo thường mọc ở ngay bờ mi, dính chặt vào da mi. Sau khoảng 3 – 4 ngày, lẹo sẽ mưng mủ và vỡ. Lẹo có đặc điểm là rất hay tái phát, có thể bị ở một hoặc 2 mi mắt, có khi sưng to cả mi mắt và gây ứ phù màng tiếp hợp.

Đục thủy tinh thể

Ảnh minh họa: Internet

 

Thời điểm mùa hè làm tăng nguy cơ mắc đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng hơn bởi vì tiếp xúc với bức xạ tia cực tím (UV).

Các tổn thương ở mắt có thể xảy ra là tức thời hoặc lâu dài sau khi hấp thụ tia cực tím trong ánh nắng mặt trời.

Kết mạc hay giác mạc đều cho biết, sự tiếp xúc của tia cực tím có cường độ quá mạnh còn có thể gây bỏng giác mạc với các triệu chứng như cộm, khó chịu, đỏ mắt, chói mắt và chảy nước mắt sẽ đỡ đi sau 48 giờ.

Khi nhìn lâu và trực tiếp vào tia cực tím còn có thể gây nên tình trạng bỏng võng mạc. Tình trạng này thường thấy sau khi xem nhật thực nếu người xem không sử dụng kính để bảo vệ mắt.

Hội chứng khô mắt

Ảnh minh họa: Internet

 

Chứng khô mắt có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong năm, nhưng nguy cơ đặc biệt cao là vào mùa hè, dưới tác động của cái nóng đặc trưng và sự hanh khô của thời tiết.

Hội chứng khô mắt xuất hiện ở tất cả các lứa tuổi, người bị khổ mắt sẽ có cảm giác cay mắt, thậm chí buốt như kim châm, chói mắt, có các vệt sáng qua mắt thất thường, trào nước mắt, gây đau, xước giác mạc, chảy nước mắt, khô khốc.

Vì luôn cảm thấy khó chịu trong mắt nên người khô mắt giảm tập trung công việc, hay than phiền về bệnh tật, giảm năng suất lao động. Nếu không được điều trị, chăm sóc mắt đúng cách, các triệu chứng trên sẽ xuất hiện thường xuyên hơn, nặng hơn, làm giảm thị lực và gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập và lao động của người bệnh. Bệnh nhân sẽ khó chịu, cảm thấy chói, cộm, sợ ánh sáng, không mở được mắt…

Để phòng tránh, người dân cần tạo thành thói quen vệ sinh tay, mắt bằng nước sạch, cần ý thức rõ ràng làm sạch mắt là điều cần thiết, quan trọng để phòng bệnh. Khi bị bụi hoặc nước bẩn bắn vào mắt có thể chớp mắt vào cốc nước sạch, tránh day, dụi mắt. Hàng ngày làm sạch mắt bằng cách 6 – 8 tiếng 1 lần, nhỏ nước muối sinh lý hoặc tối thiểu là 1 ngày 2 lần vào buổi sáng và tối.

Viêm kết mạc

Viêm kết mạc mùa hè thường xảy ra do bơi sông ngòi, hồ ao hoặc bơi trong các bể bơi công cộng. Khi tiếp xúc với nước bẩn không chỉ gây ra đau mắt mà đây còn là nguyên nhân làm tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn như Chlamydia, một loại vi khuẩn bộ phận sinh dục.

Các biểu hiện dễ dàng phát hiện của bệnh viêm kết mạc là mắt đỏ, xuất hiện nhiều ghèn, khi thực hiện khám lâm sàng sẽ có nhú gai trên kết mạc sụn và thẩm lậu vùng rìa cũng như gặp tình trạng ánh củng mạc mờ đục.

Đặc biệt, mùa hè là thời điểm dễ bùng phát dịch đau mắt đỏ do virus gây ra, làm lây lan nhanh chóng và biểu hiện chung của tình tình trạng này là cơ thể bị sốt nhẹ, ho và đau họng cũng như đau họng, nổi hạch và đỏ mắt, ra ghèn, bị cộm rát, nhìn mờ.

Chuyên gia cảnh báo rằng, nếu bị đau mắt đỏ thì người bệnh không ngại tới bệnh viện. Sau đó, nhanh chóng sử dụng nước muối thường xuyên để làm sạch mắt và sử dụng thêm các loại kháng sinh phổ rộng.

Thời gian từ 3 đến 5 ngày sau đó nếu không khỏi, người bệnh nên đến các cơ sở y tế ban đầu nếu như bệnh ở cấp độ thấp. Nhưng khi mắt ở mức độ nặng hơn thì có thể dẫn đến biến chứng nên cần phải chuyển đến tuyến y tế cao hơn.

Lưu ý, thời điểm mùa hè dễ xuất hiện dịch đau mắt đỏ. Để phòng tránh dịch đau mắt đỏ, biện pháp tốt nhất là tránh xa khỏi nguồn lây bệnh. Ngoài ra, có thể thực hiện một số biện pháp phòng chống khác như:

- Đeo khẩu trang.

- Đeo kính.

- Không nói chuyện với người bệnh đau mắt đỏ ở khoảng cách gần dưới 1m để giảm bớt nguy cơ.

- Cần thực hiện nhỏ nước muối thường xuyên.

Nếu virus tình cờ bám vào mắt, sử dụng nước muối để rửa trôi đi là an toàn nhất. Trong môi trường có người bị đau mắt, việc dùng nước muối rửa trôi là an toàn nhất. Đối với những môi trường có người bị đau mắt đỏ, nên nhỏ nước muối khoảng 6 giờ/lần để loại bỏ virus gây bệnh.

Cao Tuyết Nhung (t/h)