Phụ Nữ Sức Khỏe

Bất ngờ những tác dụng của khế chua mà nhiều người bỏ qua

Khế chua là một loại hoa quả có giá trị dinh dưỡng cao, chế biến món ăn, làm nước ép, sinh tố đều mang lại hương vị tuyệt vời. Đặc biệt, nó còn là một cửa hàng thuốc theo đúng nghĩa đen với các tác dụng của khế chua trong trị ho, sốt khi viêm họng, giảm nôn nao và sốt khi cảm nắng,…

  1. Những lợi ích của khế chua với sức khỏe

Quả khế chua là trái cây nhiệt đới quen thuộc ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới như Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ,...có tên khoa học là Averrhoa carambola L., thuộc họ chua me đất, có nguồn gốc ở Malaysia. Bản thân khế chua có rất nhiều lợi ích sức khỏe quan trọng nên nó cũng được ưa chuộng ở nhiều nước phương Tây.

1.1. Tác dụng của nước quả khế

Tác dụng của nước khế chua cải thiện tiêu hóa, tăng cường miễn dịch
Tác dụng của nước quả khế cải thiện tiêu hóa, tăng cường miễn dịch

Nước khế mang lại khá nhiều lợi ích sức khỏe. Về giá trị dinh dưỡng, nước khế chua rất giàu vitamin A, B, C giúp cho sự trao đổi chất của cơ thể ổn định và mạnh mẽ.

Cụ thể: Trong nước khế chua có nồng độ nhỏ thiamine (Vitamin B1), riboflavin (Vitamin B2) và niacin (Vitamin B3), là nguồn cung cấp vitamin B9 (axit folic) dồi dào, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Nó cũng chứa vitamin C và vitamin B5, hai chất chống oxy hóa quan trọng cho cơ thể. Tuy chứa lượng thấp của tất cả các khoáng chất thiết yếu nhưng khế chua đặc biệt giàu đồng và magiê (14% cho phép chế độ ăn uống khuyến nghị (RDA) trong một loại trái cây cỡ trung bình).

Khế chua còn chứa nhiều chất xơ, ít năng lượng là lựa chọn tuyệt vời cho những ai đang có nhu cầu giảm cân. 1 cốc nước khế chua (200ml) có chứa 9,5 g carbonhydrate, 2,5g chất xơ, tương ứng 3% nhu cầu hàng ngày cho carbohydrate và 10% nhu cầu hàng ngày cho chất xơ của cơ thể. Do đó, bổ sung khế chua, uống nước khế chua trong chế độ ăn uống hàng ngày lâu dài sẽ giúp giảm mức cholesterol và cải thiện tiêu hóa rõ rệt.

Trong nước khế chua có chứa chất chống vi trùng, chống lại vi khuẩn trực khuẩn cereus, e.coli, salmonella typhus, v.v ... giúp cải thiện tiêu hóa và nâng cao hệ miễn dịch.

Một kinh nghiệm dân gian về tác dụng của nước khế chua rằng chỉ cần uống nửa cốc khế chua, uống từng ngụm nhỏ, có thể pha loãng với nước ấm, thêm chút muối cho dễ uống, uống cách nhau 30 phút sẽ giúp chữa nôn nao, giảm sốt cho những ai bị cảm nắng rất hiệu quả.  

1.2. Tác dụng của khế chua ngâm rượu giúp trị sởi và giải cảm nhanh chóng

Theo Đông y, khế chua ngâm rượu sẽ cho rượu khế vị chua gắt nhẹ, có tác dụng giải nhiệt, giải khát, trừ phong, trị tiêu viêm, ho, sởi, sổ mũi, viêm họng rất tác dụng.

Cách làm khế chua ngâm rượu cũng rất đơn giản. Các bạn chỉ cần chuẩn bị theo tỉ lệ 1kg khế chua tươi tương ứng với 1 lít rượu trắng (Loại có nồng độ cồn từ 40-45 độ), muối trắng và bình thủy tinh hoặc bình sứ ngâm.

Tác dụng của khế chua ngâm rượu giải cảm, thanh nhiệt cơ thể
Tác dụng của khế chua ngâm rượu giải cảm, tiêu viêm, thanh nhiệt cơ thể

Cách làm rượu khế:

- Khế chọn quả chín vừa, tươi, không dập nát, mua về rửa sạch, ngâm qua nước muối loãng trong 10 phút, để ráo nước rồi cắt thành những miếng nhỏ, đem đi phơi cho khế ráo bớt nước. 

- Trong lúc chờ khế ráo nước thì rửa sạch hũ thủy tinh, tráng qua nước nóng rồi phơi khô.

- Khi khế khô bớt thì xếp vào trong bình thủy tinh, đổ rượu vào, đậy nắp bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp.

Sau 3 tháng là có thể trực tiếp sử dụng rượu khế, uống 2 lần/ngày, mỗi ngày 1 chén nhỏ tận dụng các tác dụng của khế chua ngâm rượu trong việc thanh nhiệt, tiêu viêm. 

1.3. Tác dụng của khế chua ngâm đường phèn

Không chỉ giúp trị ho, cảm sốt thông thường, khế chua ngâm đường phèn còn có tác dụng nổi bật trong việc chữa đau thần kinh tọa, phong thấp và giảm viêm đau khớp rõ rệt ở những ai bị giai đoạn đầu.

Tác dụng của khế chua ngâm đường phèn tiêu viêm, trừ phong thấp
Tác dụng của khế chua ngâm đường phèn tiêu viêm, trừ phong thấp

Theo y học cổ truyền thì khế chua tính bình, có tác dụng tiêu viêm, trừ phong thấp hiệu quả, kết hợp với đường phèn giúp làm tăng hiệu quả của bài thuốc.

Các bạn cần chuẩn bị khế chua, đường phèn theo tỉ lệ cứ 1kg khế chua tương ứng với 200g đường phèn, kèm theo 1 chai cốt thống thủy. Khế rửa sạch, ngâm với nước muối trong 10 phút rồi rửa lại, để ráo nước, ép lấy nước cốt, hòa với đường phèn rồi đem hấp sao cho đường tan hết, để nguội rồi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

Khi dùng, mỗi ngày uống 3 lần sau ăn, mỗi lần là 1 ly nhỏ pha với nước ấm và 1 thìa cốt thống thủy, kiên trì chỉ sau 7-10 ngày chắc chắn các cơn đau do thần kinh tọa, phong thấp hay viêm khớp sẽ đỡ hẳn, nhất là với những ai bị ở giai đoạn nhẹ.

1.4. Tác dụng của khế chua với tóc

Thật lạ là khá ít người biết đến tác dụng của khế chua với tóc. Bản thân khế chua cung cấp nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể, đặc biệt là các vitamin B-phức hợp, vốn rất cần thiết cho sự phát triển của tóc và giúp tóc chắc khỏe. Ngoài ra, khế chua còn rất giàu vitamin C, một nguồn chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp trì hoãn quá trình lão hóa tự nhiên của mái tóc, tăng cường độ chắc khỏe của tóc gấp nhiều lần.

Không chỉ giúp tóc chắc khỏe từ bên trong, những ai bị tóc bạc sớm hẳn sẽ rất vui khi biết đến tác dụng của khế chua với nước dừa giúp chữa tóc bạc sớm thần kì mà rất đơn giản, dễ làm đảm bảo kinh tế với những nguyên liệu dễ tìm và quen thuộc.

Các bạn chỉ cần chuẩn bị theo tỉ lệ 1 quả khế chua to tương ứng với 200ml nước dừa tươi và 1 thìa mật ong nguyên chất.

Khế chua rửa sạch, ép lấy nước cốt, hòa cùng nước dừa tươi và mật ong thành hỗn hợp đồng nhất, cho vào bình thủy tinh sạch bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

Tác dụng của khế chua và nước dừa, tóc bạc mấy cũng sớm đen óng ả
Tác dụng của khế chua và nước dừa, tóc bạc mấy cũng sớm đen óng ả

Để phát huy cao nhất tác dụng của khế chua và nước dừa trị tóc bạc thì nên kết hợp cả uống và gội đầu. Liều uống đều đặn ngày 2 lần, sáng và tối, chỉ cần pha 1 thìa với nước ấm. Kết hợp với gội đầu tuần 2-3 lần, sau khi gội đầu xong bạn thoa hỗn hợp này lên tóc, ủ từ 20-30 phút, gội lại với nước ấm. Dầu dừa và mật ong có tác dụng dưỡng tóc khỏe mạnh, trị gàu, khế giàu vitamin C giúp tóc chắc khỏe, hấp thu dưỡng chất tốt hơn, nhanh tái tạo .. giúp tóc sớm đen bóng mượt trở lại.  

1.5. Tác dụng của khế chua với làn da: Giúp làm đẹp, giảm mụn rõ rệt

Tác dụng của khế chua trong làm đẹp, giúp da mịn màng, sạch mụn
Tác dụng của khế chua trong làm đẹp, giúp da mịn màng, sạch mụn

Hàng ngày ăn một hoặc hai quả khế chua kết hợp đắp mặt nạ khế chua sẽ giúp các bạn gái da dầu mụn có làn da căng khỏe, giảm hẳn bóng nhờn và tình trạng mụn trên da mặt và làn da lên tông rõ rệt chỉ sau một thời gian ngắn.

Nguyên nhân bởi không chỉ giàu vitamin C giúp sáng da, các chất chống oxy hóa giúp da khỏe mạnh từ bên trong thì bản thân khế chua có chứa kẽm, thành phần kháng khuẩn quan trọng giúp giảm mụn trứng cá trên da.

Tác dụng làm đẹp của khế chua được khuyến khích áp dụng cho mọi người ở mọi lứa tuổi vì tính thiên nhiên, an toàn và kinh tế.

1.6. Tác dụng của khế chua phơi khô làm thực phẩm dự trữ hữu ích

Khế chua phơi khô nấu canh chua ngon ngày mưa
Khế chua phơi khô nấu canh chua ngon ngày mưa

Bản thân khế chua là hoa quả ăn sống quen thuộc, ăn khế chua chấm cùng bột canh, muối ớt lạ miệng. Bên cạnh đó, nó còn được chế biến thành các món ăn vặt hoặc nước giải khát ngon miệng như mứt khế, hoa quả dầm, salad, nước ép sinh tố,... Ngoài ra người ta còn tận dụng tác dụng của khế chua phơi khô có thể bảo quản được lâu để thay cho rau ăn những ngày mưa bão hoặc để nấu canh chua, kho với tôm tép ăn tiện lợi và rất ngon miệng.

  1. Tác hại khi ăn khế chua

Nếu gặp các vấn đề sức khỏe về thận thì khế chua không phải là loại quả dành cho bạn thưởng thức vì trong khế chua có nồng độ axit oxalic rất cao. Nó là một hợp chất cản trở sự hấp thụ và chuyển hóa một số khoáng chất tự nhiên như canxi, magiê,... , tạo ra chất kết tủa oxalate calcium, gây cặn thận, lâu ngày tích tụ thành sỏi thận. Với những ai đã bị sỏi thận thì rất dễ tái phát, làm tăng gánh nặng cho thận và đau đớn cho bệnh nhân.

Khế chua không tốt cho những ai suy thận hoặc đau dạ dày
Khế chua không tốt cho những ai suy thận hoặc đau dạ dày

Hơn nữa, trong khế chua còn chứa caramboxin và neurotoxin, đều là các chất gây ngộ độc thần kinh, ảnh hưởng bộ não và các dây thần kinh ở người suy thận, có thể gây ói mửa, rối loạn tâm thần, thậm chí là tử vong. Ở người thận khỏe, thận sẽ bài tiết được các loại độc tố này, tuy nhiên với những ai suy thận thì độc tố không được lọc ra ngoài cơ thể khiến cơ thể bị nhiễm độc, ảnh hưởng sức khỏe, tăng nặng tình trạng suy thận, nguy hiểm tính mạng.

Một tác hại khi ăn khế chua khác với sức khỏe là trong khế chua chứa nhiều loại axit nên những ai đau dạ dày, viêm loét tá tràng hoặc đang trong tình trạng dạ dày rỗng thì không nên ăn.

Việc ăn nhiều khế chua, vốn giàu axit cũng khiến giảm sự hấp thu canxi của cơ thể nên những ai có vấn đề xương khớp, trẻ em dưới 5 tuổi cũng không nên ăn nhiều.

Ngoài ra, giống như bưởi, khế có thể gây phản ứng, giảm hiệu quả một số loại thuốc. Nên nếu đang dùng thuốc kê theo toa hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn nhất cho sức khỏe.

Khế chua là loại quả quen thuộc với nhiều người, hiểu rõ hơn về các tác dụng của khế chua cũng như tác hại của nó để biết cách sử dụng khoa học, đảm bảo sức khỏe bản thân và cả gia đình tốt nhất.

Phương Dung