Phụ Nữ Sức Khỏe

Bật mí chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng cực kỳ quan trọng trong giai đoạn mang bầu 9 tháng. Mỗi một tháng, thai nhi sẽ ở giai đoạn phát triển khác nhau. Do đó, các mẹ cần có chế độ dinh dưỡng khác nhau sao cho phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết thay đổi chế độ ăn hoặc bổ sung thêm các thành phần dinh dưỡng khác theo mỗi tháng tương đương với tháng tuổi của thai nhi. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các mẹ thông tin dinh dưỡng cho bà bầu các giai đoạn.

Che do dinh duong cho ba bau theo tung thang 1
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng - Ảnh minh họa: Internet

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu

Trong 3 tháng đầu, em bé trong bụng bắt đầu hình thành. Do đó, thai nhi còn rất yếu. Qua tháng thứ 2, em bé mới chỉ có kích thước khoảng bằng hạt đậu, còn tim bé thì mới bắt đầu có những nhịp đập đầu tiên. Phải hết 3 tháng đầu, bé mới bắt đầu phát triển chân tay.

Do đó, trong giai đoạn này, mỗi ngày các mẹ cần chú ý bổ sung khoảng 200-300 calo, và cân nặng tăng thêm từ 1-2,5kg cho cả mẹ và bé là phù hợp. Thai nhi lúc này quá nhỏ, do đó không cần phải ăn quá nhiều để tăng cân. Dưới đây là các chất dinh dưỡng mà mẹ bầu 3 tháng cần bổ sung:

- Axit folic: Đây là chất quan trọng đối với sự phát triển cột sống và não bộ của em bé. Do đó, mỗi ngày mẹ bầu cần cung cấp cho cơ thể khoảng 400mg chất này. Tốt hơn hết là bổ sung axit folic từ khi có dự định và chuẩn bị mang thai.

Che do dinh duong cho ba bau theo tung thang 2
Thực phẩm chứa nhiều axit folic tốt cho bà bầu 3 tháng đầu - Ảnh minh họa: Internet

- Canxi: đây là chất cần thiết và tốt cho hệ xương của cả mẹ và bé. Cung cấp đủ canxi cũng giúp mẹ bầu tránh gặp phải tình trạng loãng xương do mang thai khá lâu (9 tháng).

- Chất sắt: Sắt giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu ở mẹ bầu 3 tháng đầu. Bên cạnh đó, chất sắt cũng giúp giảm bớt mệt mỏi, căng thẳng trong quá trình mang thai.

- Chất đạm: Mỗi ngày, mẹ bầu nên cung cấp cho cơ thể khoảng 20g đạm (protein) để đảm bảo cho sự phát triển tế bào não cho em bé. Bên cạnh đó, chất đạm còn giúp tuyến vú và các mô tử cung phát triển tốt.

Che do dinh duong cho ba bau theo tung thang 3
Thực phẩm giàu đạm cho bà bầu - Ảnh minh họa: Internet

- Vitamin D: Vitamin D giúp tăng cường hệ xương cho bé. Vitamin D có thể lấy từ thức ăn hay ánh nắng mặt trời. Mỗi ngày, mẹ bầu hãy sưởi nắng khoảng 15 phút sẽ giúp cơ thể mẹ hấp thụ canxi tốt nhất. Hãy chọn ánh nắng buổi sáng, để tránh các tia UV có hại.

- Vitamin C: Đây là một chất chống oxy hóa tuyệt vời, giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho mẹ bầu. Ngoài ra, vitamin C còn hỗ trợ quá trình phát triển các mạch máu và cơ cho thai nhi.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa

Khác với giai đoạn 3 tháng đầu, phần lớn mẹ bầu mang thai 3 tháng giữa không còn bị cơn ốm nghén làm cho khổ sở. Lúc này, mỗi tháng mẹ có thể tăng thêm trung bình từ 2 đến 2,5 kg. Các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng mẹ bầu không nên tăng cân quá nhiều trong 3 tháng giữa. Bởi giai đoạn mà thai nhi cần nhiều chất dinh dưỡng nhất là 3 tháng cuối. 

  • Hãy bắt đầu một ngày bằng bữa sáng đủ chất.
Che do dinh duong cho ba bau theo tung thang 4
Hãy bắt đầu bữa sáng đủ chất và đa dạng cho bà bầu - Ảnh minh họa: Internet
  • Bữa trưa, tối và các bữa phụ, các mẹ hãy tăng cường ăn nhiều trái cây, thịt nạc, ngũ cốc nguyên hạt và các thực phẩm được chế biến từ sữa ít béo.
  • Hạn chế tiêu thụ thức ăn nhanh hoặc đồ ăn đóng hộp hoặc đồ ngọt.
  • Các món ăn vặt có lợi cho sức khỏe mẹ bầu như: sữa chua, phô mai ít béo, trái cây tươi, các loại hạt, ngũ cốc,...

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối

3 tháng cuối là thời gian em bé trong bụng có sự chuyển biến lớn nhất, chuẩn bị cho cuộc vượt cạn. Do đó, trong giai đoạn này, mẹ bầu cũng phải bổ sung đầy đủ các dưỡng chất quan trọng, bao gồm:

  • Chất đạm (Protein): Chất đạm giúp cơ thể bé cứng cáp hơn, đồng thời giúp mẹ tăng lượng sữa chuẩn bị cho công cuộc nuôi con khi bé chào đời.
  • Chất béo: Chất béo trong giai đoạn 3 tháng cuối sẽ giúp thai nhi phát triển tốt nhất cho não. Các mẹ nên bổ sung các loại chất béo tốt như dầu oliu hoặc các loại hạt,...
Che do dinh duong cho ba bau theo tung thang 5
Thực phẩm chứa chất béo có lợi cho bà bầu - Ảnh minh họa: Internet
  • Tinh bột: 3 tháng cuối là thời gian thai nhi phát triển mạnh nhất về thần kinh. Tinh bột lại ảnh hưởng đến sự phát triển tế bào thần kinh của em bé trong bụng. Các mẹ nên chọn các thực phẩm dạng tinh bột phức tạp như bánh mì đen, ngũ cốc nguyên cám, yến mạch hoặc gạo lứt.
  • Canxi: đóng vai trò trong việc phát triển răng và xương cho thai nhi. Nếu không cung cấp đủ canxi, mẹ sẽ có nguy cơ loãng xương bởi em bé lấy phần canxi từ mẹ.
  • Sắt: giúp hạn chế nguy cơ thiếu máu khi mang thai hoặc mất máu quá nhiều khi sinh.
  • Vitamin C: Bên cạnh việc tăng cường sức đề kháng, vitamin C còn giúp mẹ bầu sản xuất collagen, hỗ trợ xây dựng sụn, xương, các cơ và mạch máu cho thai nhi. Các thực phẩm nhiều vitamin C là cam, quýt, bưởi,...
Che do dinh duong cho ba bau theo tung thang 6
Thực phẩm chứa nhiều vitamin C cho bà bầu - Ảnh minh họa: Internet

Chế độ ăn cho bà bầu không tăng cân

Bên cạnh việc quan tâm chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng, nhiều mẹ cũng muốn ăn những loại thực phẩm không tăng cân. Khi mang thai 3 tháng giữa, năng lượng cần cho mẹ bầu là 360 kcal/ngày, 3 tháng cuối tăng lên 475 kcal/ngày để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi và hoạt động bình thường của mẹ. Tương ứng với mức năng lượng cần thiết đó, thai nhi sẽ tăng 0,4kg/tuần trong thời gian 4 tháng giữa và 0,5kg/tuần trong 3 tháng cuối.

Chất đạm và rau xanh là 2 thành phần mà các mẹ nên ăn nhiều trong khi mang thai để vừa vào con, vừa không bị tăng cân quá nhiều. Chất đạm có nhiều nhất trong thịt, cá, trứng, sữa, đậu,...Các mẹ nên ăn các loại chất béo tốt cho sức khỏe bà bầu như dầu oliu, axit béo omega-3, quá bơ, bơ thực vật,...

Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ được chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng. Từ đó, các mẹ biết chăm sóc bản thân và thai nhi đúng cách với những chất dinh dưỡng đầy đủ, giúp trẻ phát triển tốt mà mẹ vẫn không bị tăng cân quá nhiều.

Cúc Nguyễn