Phụ Nữ Sức Khỏe

“Bài tập” đơn giản ai cũng làm được như sẽ khiến bạn trẻ ra cả chục tuổi

Ảnh minh họa

Nhóm nghiên cứu tại Đại học Lester đã tiến hành nghiên cứu để tìm hiểu xem có mối liên hệ nào giữa đi bộ nhanh và độ tuổi sinh học hay không. Nhóm nghiên cứu đã phân tích tốc độ đi bộ và gen của 400.000 người Anh với độ tuổi trung bình là 57 tuổi. Trong số 400.000 người tham gia, có 210.000 người có tốc độ đi bộ trung bình là 3~4 dặm/giờ, tiếp đó là khoảng 160.000 người là có tốc độ đi bộ nhanh hơn 4 dặm/giờ và khoảng 30.000 người còn lại có tốc độ đi bộ chậm dưới 3 dặm/giờ.

Nhóm nghiên cứu đã phân tích gen của những người tham gia và nghiên cứu sâu hơn dữ liệu bằng cách gắn thiết bị theo dõi 24 giờ cho khoảng 100.000 người tham gia.

Kết quả là, những người đi bộ nhanh có chiều dài 'telomer' ở cuối nhiễm sắc thể dài hơn so với người không đi bộ nhanh. Telomier là gen mà đại đa số các nhà khoa học sử dụng để đo tuổi sinh học vì chúng có liên quan đến sức khỏe sinh học vào bất kể thời điểm bạn sinh ra.

Ảnh minh họa

Kết quả nghiên cứu cho thấy sự khác biệt về độ tuổi sinh học giữa người đi bộ nhanh và người đi bộ chậm được đo bằng chiều dài của telomier lên tới 16 năm tuổi. Nhóm nghiên cứu cho biết: "Đi bộ nhanh có tác động tích cực đến nhiều lĩnh vực như sức khỏe cơ xương, sức khỏe tim và phổi, sức khỏe tinh thần."

Tác giả chính của nghiên cứu này, tiến sĩ Paddy Dempsey cho biết: "Nghiên cứu này cho thấy những người có thói quen đi chậm dễ bị bệnh mãn tính và lão hóa hơn."

Tiến sĩ cho biết thêm: "Để cải thiện sức khoẻ chúng ta nên cố gắng đi bộ nhanh và tăng số bước chân trong một khoảng thời gian nhất định."

Kết quả nghiên cứu này gần đây đã được đăng tải trên tạp chí Communications Biology.

Thu Hà (dịch)