Phụ Nữ Sức Khỏe

Bà bầu có được ăn gà hầm ngải cứu không?

Công dụng của ngải cứu với phụ nữ

Trước khi đi tới câu trả lời rằng bà bầu có được ăn gà hầm ngải cứu không thì chúng ta cùng tìm hiểu một số tác dụng của rau ngải cứu với sức khỏe, đặc biệt là với phụ nữ.

Ngải cứu được biết đến không chỉ là món rau ngon mà còn là vị thuốc quý được dùng để bồi bổ và chữa nhiều bệnh thường gặp. Theo Đông y, ngải cứu vị đắng, cay, tính ấm có tác dụng cầm máu, an thai, trị đau nhức mỏi.

ba bau co duoc an ga ham ngai cuu 1
Ngải cứu vừa làm rau vừa làm thuốc chữa nhiều bệnh!

Ngải cứu còn có nhiều tác dụng khác như điều trị suy nhược cơ thể, điều hòa kinh nguyệt, trị cảm cúm, đau đầu, ho... Đắp lá ngải cứu còn giúp vết thương nhanh lành, giúp làm sạch và duy trì độ ẩm cho da, giảm mụn nhọt,.. Cụ thể, ngải cứu thường được chế biến thành nhiều món ăn, bài thuốc giúp trị các chứng bệnh thường gặp như:

1. Chữa kinh nguyệt không đều

Với những người hay đau bụng kinh thì trước thời gian có kinh dự kiến khoảng 1 tuần, đun nước ngải cứu với nước sôi như trà hoặc sắc uống ngày 3 lần. Những ai kinh nguyệt không đều thì trong những ngày hành kinh mỗi ngày lấy 10g ngải cứu khô đun với 200ml nước cho tới khi còn 100m thì chia làm 2 lần uống, uống liên tục trong khoảng 2-3 ngày là được nhé.

2. An thai

Phụ nữ bị động thai có hiện tượng đau bụng, ra máu thì nên dùng 3-5 ngọn ngải cứu cùng 1 nắm nhỏ lá tía tô đem sắc cùng 600ml nước rồi chia làm 3-4 lần uống trong ngày thì sẽ ổn định. Công dụng này là nhờ vào thành phần ngải cứu có công dụng an thai và không gây ra kích thích tử cung. Tuy nhiên, các mẹ bài cũng chỉ nê dùng ngải cứu với 1 lượng vừa đủ nếu để không bị phản tác dụng.

ba bau co duoc an ga ham ngai cuu 2
Nước sắc ngải cứu và lá tía tô giúp an thai cho mẹ bầu!

3. Ngải cứu giúp trị mụn, hết mẩn ngứa

Những ai hay bị mụn trứng cá, da mặt có mụn, mẩn ngứa,... có thể áp dụng ngải cứu là một biện pháp làm đẹp hiệu quả. Bạn có thể giã nát lá ngải cứu rồi đắp lên mặt khoảng 20 phút, sau đó rửa sạch sẽ làm giảm mụn, tàn nhang, rôm sảy. Hoặc bạn cũng có thể đun nước lá ngải cứu để rửa mặt thường xuyên, cách làm này sẽ giúp da hết mụn, láng mịn và săn chắc hơn đấy!

4. Ngải cứu giảm mỡ bụng, giữ ấm sau sinh

Phụ nữ sau sinh có nhiều mỡ bụng, lại thường dễ mắc các bệnh phụ khoa, lưng hay nhức mỏi thì dùng ngải cứu rang nóng chườm bụng rất tốt. Dùng 1kg muối hạt rang với một bó ngải cứu to và 2-3 củ gừng giã dập cho đến khi ngải thơm, khô mềm thì cho vào một chiếc túi vải nhỏ. Sau đó bạn chỉ cần để hơi nguội một chút cho khỏi bỏng rồi dùng chườm bụng 2 lần một ngày.

Việc chườm ngải cứu nóng này sẽ giúp làm mềm mô mỡ, làm tan mỡ bụng, giữ ấm tử cung và ngăn ngừa táo bón cùng các bệnh phụ khoa, đồng thời cũng hỗ trợ làm giảm đau nhức, mỏi lưng sau khi sinh con cho các chị em.

ba bau co duoc an ga ham ngai cuu 3
Nguyên liệu làm ngải cứu chườm bụng!

Quan niệm ăn rau ngải cứu gây sảy thai có đúng không?

Có nhiều mẹ bầu hoặc có một số người có quan niệm cho rằng bà bầu không nên ăn ngải cứu vì ngải cứu dễ gây sảy thai. Tuy nhiên, trên thực thế, như đã nói ở trên, ngải cứu không hề gây sảy thai mà còn là vị thuốc giúp an thai cho nhiều bà bầu.

Y sĩ Nguyễn Thị Trang, Bệnh viện Y học Cổ Truyền Ninh Thuận cho biết ngải cứu có tác dụng an thai. Bà bầu có hiện tượng đau bụng, ra máu ngoài uống nước lá sắc tía tô ngải cứu như trên thì có thể lấy khoảng 3 ngọn ngải cứu chiên với 1 quả trứng gà ăn để dưỡng thai, bồi bổ khí huyết. 

ba bau co duoc an ga ham ngai cuu 4
Ngải cứu không gây sảy thai nếu được dùng đúng cách!

Cho đến nay, cũng chưa có một kết luận hay nghiên cứu khoa học nào chỉ ra rằng ăn ngải cứu sẽ gây sảy thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, mặc dù ngải cứu có tác dụng an thai thì bà bầu không nên lạm dụng ngải cứu quá mức. Bởi vì lá ngải cứu có tính ấm nên nếu sử dụng quá nhiều có thể gây nóng trong người, không tốt cho phụ nữ mang thai. Ăn quá nhiều có thể còn gây ra máu, sảy thai. Chỉ khi ăn với một lượng vừa phải thì mới có tác dụng an thai, bổ huyết.

Bà bầu ăn gà hầm ngải cứu được không?

Các mẹ đang băn khoăn bà bầu ăn gà hầm ngải cứu được không thì câu trả lời là có thể nhé. Như đã nói ở trên, ăn ngải cứu ở mức vừa phải sẽ không gây hại gì, ngược lại còn an thai cho bà bầu. Gà hầm ngải cứu là một món ăn ngon, lại bổ dưỡng, sẽ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho mẹ và bé, giúp bé phát triển tốt hơn, mẹ khỏe mạnh hơn.

Chỉ có một lưu ý rằng, khi mẹ bầu ăn gà hầm ngải cứu thì chỉ cho từ 5-10 ngọn ngải cứu vào nồi hầm chung với gà. Nếu thích ăn thì cung không được ăn nhiều, với mật độ dày. Mỗi tháng chỉ nên ăn 1 đến 2 lần mà thôi. Nếu cẩn thận hơn thì có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi ăn món ăn này các mẹ nhé.

ba bau co duoc an ga ham ngai cuu 5
Bà bầu hoàn toàn có thể ăn gà hầm ngải cứu ở tần suất vừa phải!

Nhóm thai phụ nhạy cảm (hoặc có máu nóng – theo cách gọi dân gian) có thể xuất hiện dấu hiệu bị co bóp tử cung, ra máu, sảy thai sau khi dùng ngải cứu với liều lượng lớn. Nhóm thai phụ khác có cơ địa khỏe mạnh hơn thì việc ăn ngải cứu với tần suất vừa phải thì sẽ không gây hại cho sức khỏe.

Cách làm món gà hầm ngải cứu cho bà bầu

Bà bầu có được ăn gà hầm ngải cứu các mẹ nhé, nên cứ yên tâm ăn nếu mẹ thèm nha. Có nhiều cách chế biến gà hầm ngải cứu tùy theo khẩu vị từng gia đình hoặc từng vùng miền. Phụ nữ và gia đình chia sẻ với các mẹ cách làm món gà hầm ngải cứu với công thức đơn giản như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu:

- 1 nắm chừng 10 ngọn ngải cứu bánh tẻ, không quá non, không quá già

- Gà ta nửa con hoặc ¼ con gà ta, có thể thay bằng gà ri, gà ác,… tùy theo loại gà mà bạn có

- 1 chút gừng

- Gia vị: mắm, muối tiêu, hạt nêm, 1 gói gia vị hầm gà mua ở hiệu thuốc Bắc

Cách làm:

- Bước 1: Gà làm sạch, chặt thành miếng to, có thể rửa với nước muối hoặc gừng cho thật sạch. Ngải cứu rửa sạch, chọn phần lá xanh tươi non, sau đó để ráo.

- Bước 2: Cho thịt gà vào trong một chiếc bát tô, ướp với một chút gừng, gia vị, hạt tiêu, hạt nêm trong khoảng 1 tiếng cho ngấm gia vị, để khi hầm gà sẽ đậm đà và ngon miệng hơn.

- Bước 3: cho gà và ngải cứu vào trong xoong, cho cả gói thuốc bắc vào. Sau đó đổ nước vừa đủ ngập phần thịt gà và ngải cứu, rồi có thể cho các nguyên liệu vào nồi áp suất ninh cho mau mềm nhừ hơn. Hầm gà cùng rau ngải cứu trong khoảng 30 – 45 phút khi thịt gà chín mềm là được. 

ba bau co duoc an ga ham ngai cuu 6
Món gà hầm ngải cứu thơm mềm bổ dưỡng cho bà bầu!

Món ăn có vị thơm của thịt gà, vị hơi đắng của ngải cứu, mùi thơm đặc trưng của một số loại thuốc bắc tạo thành một hương vị rất ngon và hấp dẫn. Mẹ bầu ăn món ăn này vừa bổ, vừa ngon, vừa cung cấp nhiều dinh dưỡng cho sức khỏe.

Như vậy là các bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc bà bầu có được ăn gà hầm ngải cứu không rồi. Đây là một món ăn ngon, bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe khi mẹ bầu ăn ở mức vừa phải với tần suất hợp lý. Để cẩn thận hơn, mẹ bầu có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi đưa món ăn này vào thực đơn dinh dưỡng của mình nhé! Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc nhé!

Minh Trang