Phụ Nữ Sức Khỏe

Ăn măng cụt có nóng không? Những tác dụng phụ cần lưu ý

Măng cụt là một trong những loại trái cây mùa hè được nhiều người yêu thích. Chua chua ngọt thanh, rất dễ ăn, nên so với mãng cầu, nhãn, vải… thì loại trái cây này được ưa chuộng hơn. Nó mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của chúng ta như: ổn định đường huyết và bảo vệ tim mạch, hỗ trợ giảm cân… Đồng thời, rất nhiều công trình khoa học đã chứng minh được các thành phần dinh dưỡng trong măng cụt giúp chống lão hóa, ngăn ngừa ung thư… 

mang cut co nong khong
Ăn măng cụt mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

Tuy nhiên, phần lớn những loại trái cây chứa hàm lượng đường lớn đều gây nóng cho cơ thể. Da dễ nổi mụn và gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Là một trong những loại trái cây có hàm lượng đường lớn nên ăn măng cụt có nóng không cũng nằm trong danh sách nghi vấn của các chị em. 

Ăn măng cụt nóng hay mát?

Thời điểm này, măng cụt đang vào mùa. Những xe bán măng cụt xuất hiện khắp các nẻo đường TPHCM và Hà Nội. Giá cả phải chăng, cộng với hương vị đặc trưng, thơm ngon không lẫn vào đâu được. Nên loại quả này rất được lòng các chị em phụ nữ - người nội trợ của gia đình. 

Nhưng vì ăn vào dễ bị nóng, nổi mụn, rôm sảy… nên các chị em cũng e dè khi mua. Sở dĩ là do măng cụt chứa rất nhiều đường. Khi nạp vào cơ thể, đường nhanh chóng đi vào trong máu. Sau một quá trình, đường chuyển hóa thành năng lượng, từ đó sinh ra nhiệt và người ăn sẽ cảm thấy nóng bức trong người. 

Bên cạnh đó, hàm lượng đường được chuyển hóa và hấp thu nhiều sẽ làm tăng  đường trong máu. Tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển, đặc biệt là tụ cầu. Đây chính là nguyên nhân chính gây nên mụn nhọt, lở loét, phát ban...

mang cut co nong khong 1
Ăn nhiều măng cụt sẽ bị nóng

Chưa hết, những người thừa cân béo phì, ăn nhiều măng cụt còn có nguy cơ bị đái tháo đường. Vì vậy, bạn cần kết hợp ăn măng cụt với một số thực phẩm có tính hàn khác để tránh gây ảnh hưởng cho cơ thể. 

Ăn măng cụt như thế nào để tránh bị nóng?

Để nhận được nhiều dưỡng chất tốt nhất từ măng cụt, đồng thời tránh được nóng thì mọi người nên ăn với lượng vừa phải. Mỗi ngày chúng ta chỉ nên ăn từ 400g-500g quả chín. Đồng thời cần ăn đa dạng các loại trái cây để cung cấp đủ nhu cầu vitamin và khoáng chất, chất xơ cho cơ thể. 

Với những người có cơ để dễ mọc mụn nhọt thì cần phải chú ý hơn đến khẩu phần ăn. Theo đó, khi ăn hoa quả có hàm lượng đường cao như măng cụt hay xoài không nên chiếm quá 50% khẩu phần ăn.

Đồng thời, cần uống nhiều nước mát, 2-2,5 lít/ngày. Nước giúp làm hạ nhiệt độ bên trong cơ thể, kích hoạt hệ thống nội tiết, loại bỏ độc tố khỏi cơ thể. Làm chậm các dấu hiệu lão hóa, giúp hệ miễn dịch được khỏe mạnh hơn, cơ thể lúc nào cũng cảm thấy luôn đầy sinh lực.

Việc ăn măng cụt đúng cách không chỉ không bị nóng mà còn giúp làm giảm cảm giác thèm ăn, giảm cân, duy trì vóc dáng cân đối. Đồng thời, giúp da khỏe mạnh, làm giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh ngoài da như chàm, viêm da, mụn trứng cá, vẩy nến, nấm. 

Cùng với hàm lượng vitamin A, C, E cực tốt cho làn da. Và các hợp chất chống oxy hóa đa dạng, măng cụt có khả năng hạn chế các tế bào gây hại. Như vậy, tình trạng lão hóa da sẽ được giảm thiểu, hạn chế nếp nhăn. 

mang cut co nong khong 2
Mỗi ngày bạn không nên ăn quá 400-500g măng cụt

Bên cạnh đó, nhờ vào hàm lượng dinh dưỡng phong phú, đặc biệt là chất xanthone giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Kiểm soát sự hình thành và phát triển của các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư kết ruột. Đồng thời, bảo vệ cơ thể khỏi các vấn đề sức khỏe do suy yếu hệ miễn dịch. 

Theo các bác sĩ chuyên khoa, ăn măng cụt vừa đủ, sẽ làm giảm ảnh hưởng của cholesterol xấu, giảm nguy cơ đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim nhờ đặc tính chống oxy hóa. Nhờ vào đó bảo vệ tim mạch, giúp bạn có một trái tim khỏe mạnh và duy trì cân nặng lý tưởng. Vui khỏe tận hưởng tuổi già, không bị bệnh tật làm phiền. 

Những người không nên ăn măng cụt

Một trong những lưu ý khi ăn măng cụt mà bạn cần quan tâm đó là nhìn xem mình có nằm trong danh sách “hạn chế” không. Theo các bác sĩ, nếu thuộc một trong những trường hợp dưới đây thì bạn không nên ăn măng cụt. 

Những người có cơ địa yếu, dễ bị dị ứng với các loại trái cây: Tiêu thụ măng cụt hàng ngày cơ thể có thể nhiễm axit lactic nặng. Vì cơ địa yếu ớt nên không thể tự đào thải hết axit lactic ra ngoài. Lâu ngày tích tụ bất thường trong máu, gây buồn nôn. Khi không điều trị kịp thời có thể gây sốc, đe dọa đến tính mạng.

Người bệnh đang điều trị ung thư bằng xạ trị: Trong quả măng cụt có chứa hợp chất xanthone, có thể gây cản trở quá trình đông máu. Chất này cũng có thể tương tác với thuốc điều trị bệnh làm loãng máu, gây xuất huyết tiêu hóa. Vì vậy, trước và sau 2 tuần khi thực hiện xạ trị hay phẫu thuật người bệnh không nên ăn măng cụt.

mang cut co nong khong 3
Hệ tiêu hóa yếu, cơ địa dễ nổi mụn thì không nên ăn măng cụt

Những người đang có bệnh về tiêu hóa, khó tiêu: Người bệnh cần hạn chế ăn măng cụt khi hệ tiêu hoá hoạt động kém, bởi loại trái cây này có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng táo bón và kích thích, xuất huyết dạ dày. 

Người bị bệnh đa hồng cầu: Đây là một rối loạn khi tủy xương sản xuất quá nhiều tế bào hồng cầu. Điều này dẫn đến tăng số lượng hồng cầu trong máu, khiến cho sức khỏe trở nên xấu đi và tạo điều kiện cho các bệnh cơ hội bộc phát. 

Những thực phẩm kỵ với măng cụt

Những tác dụng của măng cụt chỉ phát huy được khi ăn đúng cách. Chính vì vậy, bạn cần chú ý đến các thực phẩm đi kèm, tránh các thực phẩm kỵ với măng cụt, nhằm hạn chế tối đa các tác dụng phụ có thể xảy ra. 

Măng cụt rất kỵ với nước uống có ga. Khi kết hợp cùng với nhau sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa của người ăn. Nguyên nhân do các thành phần dưỡng chất trong măng cụt và nước ga phản ứng với nhau. Hàm lượng axit cao trong măng cụt và đường tinh luyện trong nước ga thúc đẩy các phản ứng hóa học xảy ra, tạo thành hợp chất độc hại, khiến sức khỏe con người suy yếu. Hệ thống tiêu hóa bị rối loạn, đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn… nếu không cấp cứu kịp thời có thể bị tử vong. 

Ngoài ra, đường cát cũng rất kỵ với măng cụt. Một loạt phản ứng đau bụng, đau cơ, nhức đầu nhẹ, đau khớp, giấc ngủ bị gián đoạn, buồn nôn liên tục, khó thở, choáng váng ánh sáng và chóng mặt… sẽ xảy ra khi kết hợp 2 thực phẩm này với nhau. 

Cách chọn măng cụt 10 quả ngon cả 10

Chỉ cần tinh mắt, dựa vào màu sắc bên ngoài là bạn đã có thể chọn được quả măng cụt ngon. Theo kinh nghiệm của người làm nông, bạn chỉ nên chọn quả có vỏ ngoài còn cứng, bóng, màu xanh xám. Cũng có thể chọn quả bị phủ một lớp vàng nhẹ thì quả sẽ tươi, hương vị ngọt và ngon hơn. 

mang cut co nong khong 5
Chọn quả vừa sẽ có nhiều múi và đặc ruột

Ưu tiên lựa chọn những quả có kích thước vừa sẽ có nhiều múi, đặc ruột, không hạt. Những quả này sẽ ngon hơn loại măng cụt quả to, phần trắng bên trong cũng dày thịt, ngọt thanh. 

Là một loại trái cây nhiệt đới được yêu thích không chỉ do hương vị mà còn bởi những lợi ích mà nó đem lại cho sức khỏe. Vì vậy, bạn không cần quá lo lắng về vấn đề ăn măng cụt có nóng không? Thay đó hãy chú ý đến cách ăn để thay đổi khẩu vị và bổ sung dinh dưỡng, tận dụng được toàn bộ các tác dụng mà nó mang lại. 

Tào Vân