Phụ Nữ Sức Khỏe

6 lý do không ngờ khiến bạn nằm nhắm mắt nhưng không ngủ được, nguyên nhân thứ 3 ai cũng giật mình vì thường xuyên gặp phải

1. Sợ bóng tối

Hội chứng sợ bóng tối (Nyctophobia) là một hiện tượng tâm lý sợ hãi, lo lắng ở những nơi tối tăm. Bạn không thể dễ dàng chìm vào giấc ngủ vì bị giật mình hoặc nhạy cảm với tiếng ồn cá nhân. Một số người nhận thức được rằng họ mắc chứng ám ảnh bóng tối, nhưng những người khác không nhận thức được điều đó. Nếu bạn thường xuyên thức dậy lúc bình minh dù không có lý do gì về sức khỏe, bạn cũng có thể mắc chứng ám ảnh bóng tối không ngờ tới này.

Ảnh minh họa: Internet

2. Nhiệt độ phòng không phù hợp với cơ thể

Nhiệt độ cảm thấy thoải mái của mọi người là khác nhau. Theo thí nghiệm của các nhà khoa học, trung bình 18 đến 22 độ C là nhiệt độ tốt để ngủ, tuy nhiên nhiệt độ tối ưu có thể khác nhau ở mỗi người. Ngoài ra, khi nhiệt độ xuống dưới 12°C hoặc tăng lên trên 24°C, hầu hết giấc ngủ của mọi người đều bị gián đoạn.

Ảnh minh họa: Internet

3. Chân trần

Ngay cả khi đã điều chỉnh nhiệt độ đúng cách, một số người vẫn bị lạnh tay chân. Nhiệt độ của bàn tay và bàn chân là yếu tố quan trọng quyết định một giấc ngủ ngon nên bạn cần chú ý nhiều hơn. Ví dụ, nếu bạn có cảm giác lạnh ở bàn chân, hãy đắp chăn và đi tất mềm, mỏng khi ngủ sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn.

Ảnh minh họa: Internet

4. Bầu không khí quá yên tĩnh

Có một nơi yên tĩnh và ấm cúng để nghỉ ngơi hoặc ngủ là rất tốt, tuy nhiên nếu quá yên tĩnh thì cũng có thể làm rối loạn giấc ngủ của bạn. Đó là bởi vì tiếng ồn nhỏ nhất cũng khiến bạn lo lắng. Trong trường hợp này, tốt hơn hết bạn nên chuẩn bị một ứng dụng tương ứng với tiếng ồn trắng hoặc ngủ trong khi nghe nhạc êm dịu.

Ảnh minh họa: Internet

5. Mệt mỏi quá mức trong tình trạng kiệt sức

Sau một ngày mệt mỏi, cảm giác muốn nằm xuống giường thật tuyệt. Nhưng khi nhắm mắt cố chìm vào giấc ngủ thì lại không tài nào chợp mắt được. Theo các nhà y học, có sự khác biệt giữa buồn ngủ và kiệt sức. Điều này là do có những lúc tâm trí tỉnh táo ngay cả khi mệt mỏi do sử dụng não hoặc vận động cơ thể nhiều. Những lúc như thế này, thay vì cố ép mình chìm vào giấc ngủ, bạn nên bình tĩnh và từ từ.

Ảnh minh họa: Internet

6. Ngày trăng tròn mọc

Vào ngày trăng tròn, điều gì đó giống như trong phim như biến thành người sói sẽ không xảy ra trong thực tế. Tuy nhiên ít nhất độ sáng của mặt trăng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, làm giấc ngủ bị xáo trộn. 

Theo một số nghiên cứu trước đó, số người không ngủ đủ giấc vào ngày rằm tăng cao hơn bình thường. 

Theo Kormedi

Thúy Nga (Theo Kormedi)