Phụ Nữ Sức Khỏe

5 dấu hiệu cho biết mức độ căng thẳng của bạn đang ở mức "báo động đỏ"

Khi những cảm xúc tiêu cực như lo lắng, u uất, tức giận, sợ hãi,... trở nên nghiêm trọng, cơ thể sẽ phản ứng đầu tiên và xuất hiện một số triệu chứng. Trang thông tin y tế của Mỹ 'Prevention.com' đã tổng hợp các dấu hiệu khi căng thẳng quá mức.

Ngứa: Một nghiên cứu của Nhật Bản cho thấy những người thường bị căng thẳng có nguy cơ bị bệnh ngứa mãn tính cao gấp đôi người biết kiểm soát cảm xúc. Tâm lý căng thẳng như lo lắng, bồn chồn sẽ kích hoạt các sợi thần kinh, gây ra cảm giác ngứa ngáy trên da. Căng thẳng kéo dài có thể làm trầm trọng thêm các bệnh về da tiềm ẩn như viêm da, chàm và vảy nến.

Ảnh minh họa

Viêm nướu: Khi mức độ cortisol (hormone căng thẳng) tăng cao, hệ thống miễn dịch bị tổn thương, lúc này vi khuẩn trong miệng sẽ xâm nhập vào nướu. Đánh răng thường xuyên khi đang phải chịu nhiều căng thẳng do tăng ca nhiều sẽ rất thuận lợi. Cách để giữ cho nướu khỏe mạnh lâu dài là ngủ đủ giấc và tập thể dục đều đặn.

Ảnh minh họa

Nổi mụn: Căng thẳng gây ra phản ứng viêm trên da. Đây là lý do tại sao người lớn đã qua tuổi dậy thì vẫn bị nổi mụn trứng cá. Tốt nhất bạn nên chăm sóc da và thoa kem dưỡng da thật kỹ để tránh làm da bị khô. Một cách khác là sử dụng thuốc trị mụn mà có thể dễ dàng mua tại các hiệu thuốc mà không cần toa từ bác sĩ. Tuy nhiên, nếu không cải thiện sau vài tuần thì nên đến gặp bác sĩ da liễu để điều trị sớm.

Ảnh minh họa

Đau bụng kinh dữ dội: Theo một nghiên cứu của Đại học Harvard, những phụ nữ bị căng thẳng nghiêm trọng có nguy cơ bị đau bụng kinh dữ dội cao hơn gấp đôi so với những người biết kiểm soát cảm xúc. Điều này là do sự mất cân bằng nội tiết tố do căng thẳng quá mức. Hãy làm ấm dạ dày sẽ giúp làm giảm hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, có thể giảm đau bụng.

Ảnh minh họa

Đau dạ dày: Căng thẳng có thể gây đau dạ dày kèm theo chứng đau đầu. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người có mức độ căng thẳng cao có nguy cơ bị đau bụng cao hơn gấp 3 lần so với những người ổn định về tâm lý. Nguyên nhân vẫn chưa được biết rõ, nhưng giả thuyết cho rằng cơ quan dạ dày nhận được cùng một tín hiệu khi não phản ứng với căng thẳng vì não và dạ dày có chung một con đường thần kinh. Do đó, có nghiên cứu chỉ ra rằng kiểm soát căng thẳng thông qua thiền định có thể làm dịu cơn đau dạ dày một cách đáng ngạc nhiên.

Ảnh minh họa
Ngọc Anh (Dịch Tổng hợp)