Phụ Nữ Sức Khỏe

5 cách xây dựng mối quan hệ cha mẹ và con cái bền chặt, vừa khoa học vừa giúp giữ gìn hạnh phúc gia đình

 

1. Thời gian chất lượng

Thời gian dành cho con cái không bị phân tâm bởi thiết bị điện thoại hay những chuyện nhỏ nhặt bên ngoài được chứng minh là thời gian chất lượng vô giá. Khoảng thời gian dành riêng này thúc đẩy sự giao tiếp cởi mở, củng cố mối quan hệ và mang lại niềm vui thuần khiết khi cha mẹ và con cái cùng quây quần bên nhau. 

2. Kỳ nghỉ vi mô để tạo tác động vĩ mô​

Theo Shama Soni, chuyên gia nuôi dạy con cái, người sáng lập Ashhwika Foundation: “Những chuyến đi nghỉ ngắn ngày, tự phát, dù chỉ trong một ngày, cũng có tác động sâu sắc đến động lực gia đình. Những kỳ nghỉ nhỏ này tạo ra nhiều kỷ niệm, làm sâu sắc thêm các mối quan hệ và mang đến sự tạm thoát khỏi thói quen thường ngày, thúc đẩy cảm giác phiêu lưu và gắn kết giữa cha mẹ với con cái". 

Ảnh minh họa: Internet

3. Lắng nghe hơn là tư vấn​

Việc tích cực lắng nghe con mà không đưa ra lời khuyên ngay lập tức sẽ tạo ra không gian để con trẻ thoải mái bày tỏ cảm xúc. Cho phép chúng chia sẻ niềm vui, sự tức giận hoặc thất vọng mà không cần dè dặt hay sợ sệt. 

4. Ôm ấp cảm xúc

Khuyến khích trẻ thể hiện nhiều loại cảm xúc, dù vui, giận hay thất vọng, đều rất quan trọng. Việc bắt trẻ kìm nén cảm xúc vì vẻ bề ngoài có thể cản trở sự phát triển cảm xúc của trẻ. Thay vào đó, việc xác nhận và thừa nhận cảm xúc của trẻ sẽ giúp trẻ xây dựng khả năng phục hồi, tự chữa lành sau những cảm xúc không vui.   

Ảnh minh họa: Internet

5. Không chỉ đánh giá mỗi kết quả, luôn ánh giá cao nỗ lực

Việc chuyển trọng tâm từ kết quả sang nỗ lực trong một hoạt động nào đó của con trẻ sẽ giúp nuôi dưỡng tư duy phát triển ở các con. Bằng cách đánh giá cao sự chăm chỉ và cống hiến của con, bất kể kết quả ra sao, cha mẹ phải khuyến khích và dạy trẻ sự kiên trì, thái độ lành mạnh đối với thành công hoặc thất bại trong một việc nào đó.    

Hãy nhớ rằng con trẻ là trẻ em, thừa nhận quan điểm của trẻ và kiềm chế phản ứng ngay lập tức đối với hành vi của trẻ sẽ giúp mang lại một môi trường gia đình lành mạnh và nuôi dưỡng trẻ phát triển nhiều hơn. Những nguyên tắc này đều phải bắt nguồn từ sự kết nối chân thành và sự hỗ trợ về mặt tinh thần thì mới có thể đặt nền tảng cho mối quan hệ cha mẹ và con cái bền chặt.  

Thúy Nga