Phụ Nữ Sức Khỏe

3 ngày đẹp nhất sau lễ ông Công ông Táo để tạ mộ, phúc lộc tràn đầy, vạn sự hanh thông

Tạ mộ là gì?

Vào cuối tháng Chạp mỗi năm, các gia đình thường cùng nhau ra mộ phần tổ tiên, trước là lễ tạ thần linh, sau là dọn dẹp mộ phần rồi mời gia tiên về "ăn Tết"...

Lễ tạ mộ, tạ ơn gia tiên cuối năm còn nhằm tỏ lòng cảm tạ các vị thần linh đã cho gia tiên được nương nhờ đất đó, giúp gia tiên an lạc và phù hộ cho con cháu trong gia đình suốt năm.

Tạ mộ là tạ ơn tôn thần cai quản tại khu mộ của gia đình đã phù trì cho linh cốt, vong linh gia tiên được bền vững, an ổn nên cuối năm chúng ta lễ tạ để bày tỏ lòng tôn kính.

Đây là một tục lệ truyền thống có ý nghĩa tốt đẹp của người Việt, thể hiện sự hiếu thuận, đạo lý uống nước nhớ nguồn của con cháu đối với những người thân đã khuất.

Đây là một tục lệ truyền thống có ý nghĩa tốt đẹp của người Việt, thể hiện sự hiếu thuận, đạo lý uống nước nhớ nguồn của con cháu đối với những người thân đã khuất. Ảnh: Internet

3 ngày đẹp để tạ mộ cuối năm

Lễ tạ mộ có thể thực hiện vào các ngày tốt trong tháng Chạp và kết hợp với việc mời tổ tiên về ăn Tết.

Mỗi gia đình sẽ lựa chọn một ngày tạ mộ cho phù hợp. Nếu đi tạ mộ theo quy mô dòng tộc thì thường quy định vào một ngày Chạp họ, là ngày nghỉ để các thành viên trong họ có thể tham gia đầy đủ, vừa tạ mộ vừa họp mặt, chuẩn bị đón Tết. Ngày đi tạ mộ nên là ngày tạnh ráo để công việc được tiến hành một cách thuận lợi.

Sau ngày ông Công ông Táo có 3 ngày đẹp để đi tạ mộ, mời tổ tiên về ăn tết cùng con cháu. Gia chủ có thể lựa chọn một trong những ngày này để thực hiện việc tạ mộ cuối năm.

Tùy theo điều kiện từng gia đình cùng những phong tục vùng miền mà chúng ta có thể chọn đồ lễ tạ mộ cho phù hợp. Ảnh: Internet

- Ngày 24 tháng Chạp (tức ngày 3/2 dương lịch), giờ đẹp là 5h-7h; 11h-13h; 13h-15h; 17h-19h

Ngày 26 tháng Chạp (tức ngày 6/2 dương lịch), giờ đẹp là 7h-9h; 11h-13h; 13h-15h

- Ngày 28 tháng Chạp (tức ngày 7/2 dương lịch), giờ đẹp là 5h-7h; 9h-11h; 15h-17h

Nếu không thể thực hiện việc tạ mộ vào 3 ngày đẹp đã nêu ở trên, gia chủ có thể chọn các ngày 23, 29 và 30 tháng Chạp. Đây là những ngày bình thường, không tốt không xấu, có thể tiến hành việc tạ mộ.

Nên tránh các ngày 25 và 27 vì đây là ngày Tam Nương, được coi là ngày xấu.

Tạ mộ tổ tiên như thế nào cho đúng?

Đi lễ tạ mộ hãy lưu tâm đến tất cả các cụ trong dòng họ. Ngoài các cụ gần đời mình (như cha mẹ, ông bà tới tam đại, tứ đại), cần quan tâm tới “các cụ cao hơn” (gọi là cao tằng tổ tỉ), bởi không có các cụ lớn thì sao có các cụ gần để phù hộ cho con cháu làm ăn có tài lộc?

Cũng không nên chỉ thắp hương mỗi nhà mình, mà với “xóm giềng” cạnh các cụ cũng nên “thăm hỏi”. Nếu có những ngôi mộ vô chủ cũng thắp cho “họ” nén hương.

Công việc trong lễ tạ mộ là dọn dẹp sạch sẽ cho phong quang, thoáng đáng mộ phần của người đã mất. Là mộ đất có thể đắp lại nấm cho đầy đặn, rẫy hết cỏ dại, cây hoang mọc trùm lên mộ, cũng là cách giảm bớt rắn, chuột đào hang, làm tổ. Các cụ già thì lo việc cúng khấn tổ tiên nơi phần mộ.

Lễ tạ mộ truyền thống, nơi mộ phần sắm lễ hoa quả đơn giản (hương, nước, hoa tươi, trầu cau, hoa quả, thuốc lá, chè, rượu trắng (kèm chén đựng rượu 5 cái), nến cốc màu đỏ. Không nên sắm lễ lớn, bởi chưa chắc các cụ đã được hưởng vì các vong linh xung quanh có thể quấy nhiễu. Muốn cúng tiến các cụ thì sau lễ tạ mộ, con cháu đã mời các cụ về nhà đón Tết lúc đó mới làm cơm cúng, tha hồ biếu các cụ hoa quả, thực phẩm, vàng mã. Phần sắm lễ tạ mộ tùy theo điều kiện, lòng thành của gia chủ.

Có thể dùng vàng mã, hoặc tùy vong linh mà dùng áo quần mã phù hợp cúng tiến. Nhưng không nên dùng nhiều vàng mã.

Ở nghĩa trang có nơi thờ Thần linh, Thổ địa riêng thì phải bày lễ hai nơi, và tùy theo phong tục địa phương mà có điều chỉnh thích ứng. Nhưng các nhà tâm linh đều khuyên nên tránh dâng cúng những đồ sát sinh trong lễ cúng tâm linh.

 

 

Lam Lam (t/h)