Phụ Nữ Sức Khỏe

3 đại kỵ khi lau dọn bàn thờ đón Tết, phạm phải sẽ xui xẻo cả năm, vận đen bám vận

Dù là ai bạn cũng phải đọc ngay bài viết này để không phạm phải đại kỵ khi lau dọn bàn thờ đón Tết khiến Thần Phật quở trách, tổ tiên phiền lòng, gia đình lụn bại.

Có nhiều gia đình vẫn vô tư phạm phải những đại kỵ khi lau dọn bàn thờ đón tết mà không biết rằng, mình đang rước họa và người - Ảnh minh họa: Internet

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một trong những phong tục, tập quán lâu đời của người Việt. Người xưa quan niệm rằng, khi cha mẹ ông bà qua đời con cái sẽ lập bàn thờ để tưởng nhớ đến người đã khuất, đây là việc làm thể hiện lòng biết ơn công đức sinh thành, dưỡng dục.

Người Việt quan niệm rằng, dù đã qua đời nhưng ông bà tổ tiên vẫn luôn dõi theo phù hộ độ trì cho con cháu; quở trách khi con cháu làm điều sau trái. Vậy nên, khi lau chùi bàn thờ đón Tết, gia chủ hãy tránh xa những đại kỵ sau kẻo đắc tội với Thần Phật, tổ tiên.

Dù chỉ vô tình nhưng việc làm đổ vỡ đồ vật trên bàn thờ sẽ khiến Thần Phật, tổ tiên phật ý - Ảnh minh họa: Internet

1.Không được làm đổ vỡ đồ vật trên bàn thờ

Bàn thờ với rất nhiều vật dụng thờ cúng khiến gia chủ khá vất vả khi lau dọn, bởi chỉ cần lỡ tay bạn có thể làm đổ vỡ ngay. Đồ thờ cúng trên bàn thờ đổ vỡ chính là dấu hiệu báo điềm không may sắp đến với gia chủ, trong tháng 7 âm lịch hay tháng chạp đây lại càng là điều đại kỵ.

Sở dĩ đại kỵ là bởi, bàn thờ chính là vị trí linh thiêng nhất trong phong thủy nhà ở là nơi thờ cúng ông bà, tổ tiên và Thần Phật. Gia chủ sẽ thể hiện lòng thành kính, biết ơn với ông bà, tổ tiên bằng việc thắp hương, dâng lễ vật khấn vái mỗi 30, mùng 1 và 14, 15 âm lịch hàng tháng và ngày giỗ. Người xưa quan niệm rằng, nếu làm đổ vỡ đồ vật trên bàn thờ sẽ khiến tổ tiên phiền lòng, quở trách và không tiếp tục ban phúc, ban lành cho gia chủ nữa.

Vậy nên, khi lau dọn bàn thờ, nhất là dịp đón Tết gia chủ phải hết sức cẩn thận kẻo đắc tội với bề trên dịp cuối năm thì cả năm mới sẽ xui rủi đủ đường, làm gì cũng thất bại.

Di dời lư hương sẽ khiến sợi dây liên kết giữa gia chủ với ông bà tổ tiên bị cắt đứt - Ảnh minh họa: Internet

2. Không tùy tiện di chuyển lư hương

Không chỉ là vật để cắm hương sau khi khấn vài, theo thuyết phong thủy lư hương chính là nơi giáng của Thần Phật, tổ tiên. Đây chính là sợi dây vô hình liên kết hai cõi âm dương, giúp những ý nguyện, mong ước của con cháu được gửi đến bề trên, từ đó gia chủ sẽ được phù hộ độ trì, ban phát phúc lành.

Việc tự ý di chuyển vị trí lư hương sẽ dễ gây nên xui xẻo, tai ương cho tất cả các thành viên trong gia đình. Nếu lỡ tay dịch chuyển, gia chủ nên thắp hương khấn vái cầu xin bề trên không trách tội và đặt lại đúng vị trí ban đầu.

Khi lau dọn bàn thờ, gia chủ phải thực hiện theo thứ tự Thần Phật trước, người quá cố sau - Ảnh minh họa: Internet

3. Nên lau dọn bài vị Thần Phật trước, tổ tiên sau

Khi lau dọn bàn thờ, gia chủ nên dùng nước ấm, hoặc cho thêm ít gừng giã nhuyễn vào nước và dùng khăn sạch để lau. Khi lau dọn, trước tiên gia chủ phải lau dọn bài vị Thần Phật trước, sau đó thay nước mới rồi lau dọn bài vị tổ tiên. Tuyệt đối không được làm ngược lại kẻo phạm tội bất kính, đắc tội với bề trên.

Khi lau dọn bàn thờ đón tết, gia chủ chỉ cần nhớ 3 điều trên thì năm mới sẽ bình an thịnh vượng, phú quý giàu sang hơn người.

*Thông tin mang tính tham khảo, chiêm nghiệm.

Quỳnh Dương (T.H)