Phụ Nữ Sức Khỏe

11 cách cải thiện chứng mất ngủ cho người hiện đại

Ở Nhật số giờ ngủ giảm dần theo từng năm, cứ 10 người trưởng thành thì có một người bị mất ngủ. Tình trạng mất ngủ có xu hướng gia tăng theo độ tuổi, cứ ba người trên 60 tuổi thì có một người bị chứng mất ngủ.

Ảnh minh họa: Internet

Nếu tình trạng mất ngủ cứ tiếp diễn ngoài xuất hiện buồn ngủ vào ban ngày còn xuất hiện các triệu chứng khác nhau. Chủ yếu là dẫn đến mệt mỏi, kém tập trung, đau đầu, chóng mặt, chán ăn,… Gần đây, người ta cũng nhận thấy rằng nguy cơ dẫn đến các bệnh liên quan đến lối sống và trầm cảm ngày càng tăng lên.

Có nhiều nguyên nhân gây mất ngủ như:

  • Lão hóa
  • Tâm lý căng thẳng
  • Sự xáo trộn của nhịp sống
  • Bệnh tâm thần (trầm cảm,…)
  • Do các bệnh như hội chứng ngưng thở khi ngủ, hội chứng chân không yên, rối loạn cử động chân tay theo chu kỳ,…
  • Mất ngủ do thuốc (thuốc hạ huyết áp, steroid, thuốc chống trầm cảm,...)
  • Chất kích thích (caffeine, hút thuốc, uống rượu quá mức,…)
  • Môi trường phòng ngủ không thích hợp

Nếu nguyên nhân rõ ràng, chẳng hạn như trầm cảm hoặc ngưng thở khi ngủ, trước tiên hãy ưu tiên điều trị để cải thiện tình trạng bệnh. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều không biết nguyên nhân chính xác khi mắc ngủ.

Dưới đây là một số cách để cải thiện chứng mất ngủ của bạn:

Ảnh minh họa: Internet
  • Thức dậy cùng một giờ (thức dậy cùng một giờ khi ngay cả khi thức khuya hoặc vào ngày nghỉ).
  • Đi ngủ khi buồn ngủ (nếu bạn đi ngủ mà không buồn ngủ, bạn sẽ mất nhiều thời gian để ngủ hơn và tình trạng thức giấc sẽ tăng lên).
  • Ngủ trưa trong thời gian ngắn trước 15h (ngủ trưa dài làm trầm trọng thêm chứng mất ngủ. Nên ngủ trong vòng 30 phút trước 15h).
  • Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng (nhằm thiết lập lại đồng hồ sinh học của bạn).
  • Tập thể dục vừa phải (so với buổi sáng, buổi chiều bạn nên vận động nhẹ nhàng).
  • Tắm nước ấm trước khi ngủ (tắm nước ấm giúp kích hoạt thần kinh giao cảm).
  • Môi trường phòng ngủ thoải mái (yên tĩnh và tối, nhiệt độ và độ ẩm phòng vừa phải).
  • Không uống rượu trước khi ngủ (uống quá nhiều sẽ tạo ra những giấc ngủ ngắn và hay tỉnh giấc).
  • Tránh hút thuốc trước khi ngủ (lượng nicotine sẽ kích hoạt dây thần kinh giao cảm).
  • Hạn chế lượng caffein vào ban đêm (hạn chế uống cà phê, nước tăng lực,... sau bữa tối).
  • Không sử dụng điện thoại thông minh trước khi đi ngủ (ánh sáng từ điện thoại thông minh, máy tính,… cũng sẽ kích hoạt dây thần kinh giao cảm).

Những người không cải thiện được tình trạng mất ngủ ngay cả khi đã thử các phương pháp này thì cần được tư vấn và điều trị trực tiếp ở khoa thần kinh.

Thuốc an thần không phải là thuốc chủ yếu được dùng để điều trị tuy nhiên dùng thuốc an thần sẽ có tác dụng phụ như choáng váng, té ngã và gây nghiện nên cần phải đặc biệt thận trọng khi dùng cho người cao tuổi.

Ảnh minh họa: Internet

Các loại thuốc an thần được phát triển sau này có thể giảm nguy cơ choáng váng, té ngã và ít gây nghiện hơn. Hơn hết nó còn có tác dụng tích cực giúp bạn ngủ sâu hơn. Mặt hạn chế là tất cả các loại thuốc ngủ là đều có tác dụng cực ngắn nên dễ gây tác dụng phụ là mất trí nhớ, khiến họ mất nhận thức hành vi trong vài giờ sau khi dùng thuốc.

Nguy cơ mất ngủ dần dần ăn mòn cơ thể và tinh thần con người. Nếu bạn bị rối loạn giấc ngủ, khó đi vào giấc ngủ hoặc cảm thấy ngủ không sâu thì hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ chuyên khoa một lần.

Theo Nara Medical Associasion

Thanh Nguyệt (Dịch)