Nói chung, các bác sĩ thường khuyên nên tránh quan hệ trong 4-6 tuần đầu tiên sau khi đẻ thường hoặc đẻ mổ; Tuy nhiên, điều quan trọng là hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi nối lại chuyện “yêu”.
Như sau mổ đẻ, tầng sinh môn bị cắt hoặc rách vì thế nên hoãn “chuyện ấy” cho đến khi được bác sĩ “bật đèn xanh” ở lần khám 6 tuần sau sinh.
Sau khi sinh con, cơ thể bạn đang ở trong giai đoạn “lành bệnh” với các vết rách liền lại và cổ tử cung đóng kín. Quan hệ quá sớm, đặc biệt là trong hai tuần đầu tiên, không được khuyến khích do nguy cơ xuất huyết sau sinh hoặc nhiễm trùng tử cung.
Thời điểm người phụ nữ sẵn sàng quan hệ tình dục trở lại sau sinh em bé phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Mức độ đau; Mệt mỏi; Stress; Ham muốn; Sợ “yêu” hoặc sợ có thai; Khô âm đạo; Trầm cảm sau sinh.
Cảm giác “yêu” sau khi sinh sẽ như thế nào?
Do sự thay đổi nội tiết tố thời kỳ sau sinh, nhiều phụ nữ bị khô âm đạo, có thể tiếp diễn trong 4-6 tuần nếu cho con bú do lượng estrogen thấp.
Cho con bú cũng có thể làm giảm ham muốn. Ngoài giảm nồng độ hoóc môn, “chuyện ấy” cũng có thể gây đau do vết rách hoặc cắt tầng sinh môn, có thể kéo dài nhiều tháng sau khi em bé ra đời.
Ảnh
Tắm nước ấm có thể giúp giảm đau khi quan hệ tình dục trong thời gian ngắn sau khi mang thai.
Các bước có thể giúp giảm đau khi “yêu” sau khi có em bé bao gồm:
-Kiểm soát độ sâu bằng những tư thế “yêu” khác nhau
-Tăng bôi trơn âm đạo
-Uống thuốc giảm đau
- Đi tiểu trước khi làm “chuyện ấy”
- Tắm nước ấm
Bôi trơn âm đạo bằng các loại kem hoặc gel thông thường có thể hữu ích trong việc làm giảm các triệu chứng khô âm đạo. Nếu bạn đang sử dụng bao cao su để tránh thai, hãy sử dụng chất bôi trơn gốc nước để tránh làm rách bao.
Một cách khác, kích thích bằng miệng hoặc bằng tay có thể là một lựa chọn trong quá trình “lành bệnh”. Đối với một số người, một cuộc hẹn với bác sĩ chuyên khoa về phục hồi chức năng đáy chậu có thể là cách để đánh giá và điều trị tình trạng đau khi “yêu” sau khi có em bé.
“Chuyện ấy” sau khi sinh con cũng có thể cho cảm nhận khác do giảm trương lực và sự co giãn của cơ âm đạo. Tuy nhiên thường thì tình trạng này chỉ là tạm thời và chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như di truyền, kích thước của em bé, số lần sinh và việc sử dụng các bài tập Kegel.
Các hoóc môn có thể gây ra những triệu chứng đáng chú ý - và đôi khi bất tiện. Ví dụ, trong khi quan hệ, ngực của bạn có thể ra sữa do các phản ứng nội tiết tố khi “lên đỉnh”. Hãy thử hút sữa trước khi quan hệ để giảm triệu chứng này.
Lần đầu làm "chuyện ấy" sau sinh, đây chính là những điều chồng nghĩ Lần đầu làm "chuyện ấy" sau khi sinh chắc sẽ để lại nhiều cảm xúc cho các chàng. Có chàng sẽ phải thất vọng vì vợ chưa sẵn sàng... |
6 điều bất ngờ xảy ra với cơ thể khi mẹ làm “chuyện ấy” sau sinh Chuyện ấy sau sinh không phải lúc nào cũng tuyệt vời như suy nghĩ của các bà mẹ. |
“Chuyện ấy” sau sinh thay đổi như thế nào? Hầu hết các bà mẹ sau sinh đều lo lắng, ít cảm xúc khi bắt đầu quay trở lại đời sống vợ chồng. |
“Chuyện ấy" sau sinh – 8 điều cần biết để không bị sốc Các mẹ cần biết rằng “chuyện ấy” sau sinh là một trải nghiệm hoàn toàn mới mẻ và cần biết trước những điều phiền toái có thể xảy... |