Có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của thai nhi. Những yếu tố từ bên ngoài như chế độ ăn uống, môi trường sống, thói quen sinh hoạt,…ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ. Ngoài ra, những yếu tố từ mẹ như vóc dáng, chỉ số IQ, cũng ảnh hưởng trực tiếp đến trí thông minh của bé.
Tướng mạo của mẹ ảnh hưởng đến trí thông minh của con
Các nhà khoa học đã chỉ ra, ngoại hình của người mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến trí thông minh của trẻ nhỏ. Do đó, chị em có thân hình thon gọn, con sinh ra sẽ có trí thông minh vượt trội.
Theo một cuộc khảo sát, những phụ nữ có dáng chuẩn, con sinh ra có chỉ số IQ cao hơn những chị em bị béo phì, thừa cân hoặc quá gầy.
IQ của người mẹ ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ
IQ của người mẹ cũng quyết định đến trí thông minh của trẻ khi sinh ra. Theo đó, trí thông minh của thai nhi tỉ lệ thuận với IQ của người mẹ. Vì thế, nếu mẹ có một sự hiểu biết nhất định và thường trò chuyện, tâm sự với thai nhi cũng giúp tăng cường sự phát triển trí não của trẻ.
Cân nặng của sản phụ
Trong thai kỳ, mẹ thừa cân quá nhiều cũng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển trí não của trẻ. Sản phụ thừa cân làm tăng nguy cơ thai nhi thừa cân gây khó sinh. Não bộ của trẻ sẽ bị ảnh hưởng nếu sản phụ có quá nhiều mỡ thừa. Ngoài ra, nó còn làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh như tiểu đường, béo phì và một số bệnh về đường tiêu hóa khi trẻ sinh ra.
Độ tuổi của mẹ ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ
Trẻ sinh ra thông minh hơn nếu mẹ sinh con trong độ tuổi sinh đẻ từ 20-30. Thời gian này, chất lượng trứng đạt chất lượng tốt nhất. Vì thế, trẻ sinh ra cũng có sự phát triển trí não toàn diện. Ngoài ra, sinh con trong độ tuổi sinh sản sẽ làm giảm các rủi ro như sảy thai, thai chết lưu, sinh non, trẻ sinh ra nhẹ cân hoặc dị tật,…
Chất lượng tinh trùng của nam giới cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Nam giới trong độ tuổi 30-35 có chất lượng tinh trùng tốt nhất. Do đó, sinh con trong độ tuổi sinh sản sẽ giúp trẻ sinh ra thông minh và phát triển vượt trội.