Phụ Nữ Sức Khỏe

Những thông tin chưa biết về virus gây đại dịch, khiến 259 người tử vong, làm cả thế giới chao đảo

Đến 7 giờ 30 phút ngày 1/2/2020, tình hình dịch viêm phổi do chủng mới của virus Corona vẫn đang diễn biến phức tạp với số ca mắc tăng lên rất nhanh. Đặc biệt tại Vũ Hán, hủ phủ ttỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.

Virus Corona là gì? 

Xuất hiện từ tháng 12/2019, đến nay dịch bệnh đã lan ra nhiều thành phố của Trung Quốc và 26 quốc gia, vùng lãnh thổ (bên ngoài lục địa Trung Quốc) ghi nhận trường hợp mắc. 

Theo bác sĩ Trần Văn Phúc, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội), virus Corona đến nay được viết theo ký hiệu 2019-nCoV. Đây là kí hiệu của virus gây đại dịch viêm phổi ở Vũ Hán với tên gọi đầy đủ là novel coronavirus 2019. Chữ novel nghĩa là mới, do chủng virus mới được tìm thấy ở Vũ Hán, khác với các virus trước đó như MERS-CoV và SARS-CoV.

Coronavirus là một nhóm virus lớn tồn tại trong tự nhiên. Đây là virus có bộ gen là ARN đơn chuỗi, được chia thành 4 chi gồm alpha, beta, gamma và delta. Trước đại dịch viêm phổi Vũ Hán, có tổng cộng 6 loại coronavirus có thể lây nhiễm ở người.

4 virus rất dễ lây nhiễm gây bệnh tương đối nhẹ là HCoV-229E (vật chủ ban đầu là dơi), HCoV-OC43 (vật chủ là gia súc), HCoV-NL63 (vật chủ là dơi và cầy hương), HCoV-HKU1 (vật chủ là chuột).

2 virus không dễ lây và gây bệnh rất nặng là SARS-CoV (vật chủ là dơi và cầy hương), MERS-CoV (vật chủ là lạc đà).

Virus gây viêm phổi Vũ Hán được các nhà khoa học Trung Quốc phân lập ngày 6/1, thuộc chi beta coronavirus. Theo nghiên cứu trước đây về các tính chất vật lí và hóa học của coronavirus như SARS và MERS, bao gồm cả 2019-nCoV, thì coronavirus rất nhạy cảm với nhiệt, bị bất hoạt và tiêu diệt 30 phút ở 56°C, ether, ethanol 75% (cồn sát trùng), thuốc khử trùng chứa clo, axit peracetic và các dung môi lipid như chloroform. Nhưng cần phải nhấn mạnh rằng chlorhexidine (chlorhexidine) có thể vô hiệu hóa virus này rất hiệu quả.

Hiện nay, 2019-nCoV vẫn đang được các nhà khoa học nghiên cứu về nguồn gốc, phương thức truyền nhiễm, đường lây truyền, phương thức chẩn đoán và điều trị. 

dich corona la gi
Dịch Corona đang gia tăng trên toàn thế giới - Ảnh minh họa: Internet

Theo bác sĩ Phúc, từ nghiên cứu 41 bệnh nhân cho đến nghiên cứu 99 bệnh nhân bị viêm phổi do 2019-nCoV đã công bố trên tạp chí danh tiếng The Lancet, cho thấy 2019-nCoV có các triệu chứng lâm sàng của các bệnh hô hấp tương tự như SARS, không nên đánh giá thấp tỷ lệ tử vong. Chính vì thế, người dân phải hết sức cảnh giác phòng ngừa bệnh này.

Cách thức lây truyền

Cũng theo bác sĩ Trần Văn Phúc, đến nay, 95% bệnh nhân viêm phổi đều liên quan đến Vũ Hán, nghĩa là họ đến Vũ Hán hoặc từ Vũ Hán đến. Nhưng vẫn có 5% còn lại.

Cùng với nhóm người mắc bệnh là nhân viên y tế, đó là bằng chứng rõ ràng 2019-nCoV lây truyền từ người sang người có sự lây truyền trong cộng đồng ở mức độ nhất định.

Một bằng chứng khoa học khác cho thấy 2019-nCoV lây từ người sang người. Đó là nhóm bệnh nhân ở Thẩm Quyến, virus phân lập từ các bệnh nhân có đặc điểm rất giống nhau, điều đó gợi ý họ cùng chung một nguồn lây nhiễm.

Có 3 cách lây truyền virus:

Thứ nhất, lây nhiễm qua giọt nước bọt, do hắt hơi, ho, tiếp xúc gần khi nói chuyện… virus từ các giọt nước bọt xâm nhập qua niêm mạc mũi, miệng hoặc mắt.

Thứ hai, lây qua tiếp xúc, như chạm vào miệng, mũi, mắt của người bệnh rồi sau đó lại đụng chạm vào mũi, miệng hoặc mắt của mình.

Thứ ba, lây truyền qua không khí. Và 2019-nCoV có thể lây truyền theo cả 3 con đường trên.

Người cao tuổi, người suy giảm hệ thống miễn dịch đặc biệt do các bệnh mạn tính, cần chú ý tự bảo vệ bản thân vì họ sẽ có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Những người trẻ tuổi hiếm khi bị bệnh nhưng cũng nên có biện pháp bảo vệ.

Deo khau trang de phong benh
Corona vẫn lây từ người qua người qua hệ hô hấp - Ảnh minh họa: Internet

Cần phải nhấn mạnh rằng đối với những người mắc bệnh cấp và mãn tính gây suy giảm hệ thống miễn dịch mạnh mẽ, thì 2019-nCoV thực sự là mối đe dọa. Theo công bố từ The Lancets, 72% người nhiễm bệnh trên 40 tuổi và 64% nam giới mắc bệnh, 40% người nhiễm bệnh mắc các bệnh khác như tiểu đường và cao huyết áp.

Bác sĩ Phúc cho biết nhiều người lo lắng nCoV có phải siêu lây nhiễm không. Hiện nay các số liệu báo cáo từ Trung Quốc và được WHO sử dụng, thì chưa thể khẳng định 2019-nCoV là “siêu lây nhiễm”, tức là lây nhiễm với tốc độ chóng mặt. WHO vẫn sử dụng hệ số lây nhiễm R0 từ 1,4 đến 2,5.

Nghĩa là 1 người mắc bệnh thì có thể lây nhiễm cho 1,4 đến 2,5 người. Và 1000 người nhiễm bệnh có thể lây cho 1400 đến 2500 người. Khi nào R0 giảm xuống con số dưới 1 thì dịch sẽ được khống chế và tự hết dần.

Bác sĩ Phúc cho biết hệ số lây nhiễm R0 chắc chắn thay đổi và phụ thuộc nhiều yếu tố. Một trong những yếu tố đó, rất quan trọng, là quy luật tiến hóa sinh học, nghĩa là 2019-nCoV thay đổi thích nghi với môi trường thuận lợi cho sự sinh tồn của nó. Sự sinh sản của 2019-nCoV phụ thuộc hoàn toàn vào nơi virus cư trú là các tế bào ở một tạng nào đó của cơ thể người và các chất cần thiết.

Thông thường, để virus tồn tại và phát triển, thì bản thân virus phải tiến hóa theo cách là tăng cường khả năng lây nhiễm và giảm khả năng gây bệnh.

"Bởi vì nếu tế bào nhiễm virus bị giết chết, hay bệnh nhân tử vong nhiều, thì virus cũng khó có cơ hội tồn tại; SARS-CoV và MERS-CoV có lẽ là tình huống như vậy", bác sĩ Phúc thông tin. 

Khi virus biến đổi trong cơ thể người và làm tăng khả năng lây nhiễm, thì người bị nhiễm bệnh có thể sẽ là một "siêu lây nhiễm". Và hiện tượng một người lây nhiễm nhiều người sẽ tạo ra cơ hội cho nhiều bệnh nhiễm trùng khác.

Bảo Lâm

Tin liên quan

Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn có ngăn ngừa được virus corona mới?

Một trong những khuyến cáo của Tổ chức Y thế thế giới để phòng ngừa lây nhiễm virus corona mới...

Kiên trì 5 nguyên tắc này có thể giúp bạn cải thiện gan nhiễm mỡ

Tùy tiện dùng thực phẩm chức năng hoặc thuốc dưỡng gan có thể gây tác hại nghiêm trọng mà bạn...

Tác hại trầm trọng của việc thiếu ngủ và 3 loại thực phẩm 'không thể quen hơn' giúp cải thiện...

Nhiều người vẫn chủ quan với sức khỏe của chính bản thân khi thường xuyên thức muộn dẫn tới tình...

Việt Nam siết chặt chống viêm phổi ở sân bay

Trong hàng trăm hành khách biểu hiện sốt được sàng lọc những ngày qua, lực lượng kiểm dịch Nội Bài...

Xe hơi tông chết tài xế Grab 64 tuổi và làm nữ tiếp viên hàng không bị thương

Không làm chủ tốc độ khi vào đường cong, tài xế xe hơi tông chết tài xế Grab 64 tuổi...

Tất tần tật các mẹo bảo quản thực phẩm thừa sau Tết không làm hao hụt dinh dưỡng

Vấn đề bảo quản thực phẩm sau Tết luôn được các bà nội trợ rất quan tâm. Việc bảo quản...

Giữa tâm dịch corona: Bác sĩ khuyên chỉ cần sử dụng khẩu trang y tế ba lớp thông thường

Hiện nay, nhu cầu sử dụng khẩu trang y tế tăng cao. Đặc biệt, một số thương lái bắt đầu...

Tin mới nhất

U70 'độc lạ' của MC Thanh Bạch: Chăm tô son dặm phấn, vàng đeo trên người phải tính bằng ký...

15 giờ trước

U40 vẫn trẻ như đôi mươi, hóa ra bí quyết của Tăng Thanh Hà đơn giản không ngờ: Bữa ăn...

15 giờ trước

Vóc dáng của Lưu Diệc Phi ở tuổi 37, dân tình liền trách 'đừng chỉ biết nghĩ cho bản thân...

15 giờ trước

Top 4 thực phẩm tuyệt đối không ăn khi để qua đêm, kẻo rước ung thư vào người, dù ngon...

15 giờ trước

Bác sĩ cảnh báo tự chẩn đoán sức khỏe tâm thần có thể gây nguy hiểm cho bản thân

15 giờ trước

'Nữ hoàng ảnh lịch' Minh Hòa tuổi ngoài 60 vẫn có vẻ ngoài tươi trẻ, nhờ yêu thích ăn một...

1 ngày 15 giờ trước

Diễn viên nhí vừa chào đời 15 phút đã được lên phim trăm tỷ của Lý Hải, dân tình ngạc...

1 ngày 15 giờ trước

Phụ nữ nên làm sạch “vùng kín” bằng dung dịch vệ sinh không? Bác sĩ nhắc nhở không nên thực...

1 ngày 15 giờ trước

Đặt 1 cuộn giấy vệ sinh vào tủ lạnh trước khi đi ngủ: Mẹo tiết kiệm hàng triệu tiền điện...

1 ngày 15 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình