Phụ Nữ Sức Khỏe

Những quan niệm sai lệch về bệnh ung thư tiền liệt tuyến

Do hiểu biết chưa đủ về bệnh ung thư tiền liệt tuyến mà nhiều người đã có những hiểu lầm sai lệch về căn bệnh này. Bạn nên tìm hiểu kỹ bệnh và tham khảo tư vấn từ bác sĩ nếu như chưa có gì đó rõ ràng hay còn thắc mắc. Dưới đây sẽ là những hiểu sai thường thấy về bệnh ung thư tiền liệt tuyến.

Phẫu thuật ung thư tuyến tiền liệt sẽ kết thúc đời sống tình dục và khiến nước tiểu bị rò rỉ?

Các bác sĩ sẽ có cách để quá trình phẫu thuật không ảnh hưởng đến các dây thần kinh giúp duy trì quá trình cương. Sau khi mổ quan hệ tình dục vẫn diễn ra bình thường, tuy nhiên mất khoảng 4-24 tháng hoặc lâu hơn để phục hồi. Những người đàn ông trẻ tuổi thì khả năng phục hồi nhanh hơn. Nếu như vẫn gặp khó khăn về đời sống tình dục, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về các biện pháp điều trị rối loạn chức năng cương dương.

Các phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt khác như bức xạ và liệu pháp hoóc môn có thể tác động đến đời sống tình dục. Nên trao đổi kỹ càng với bác sĩ để đưa ra lựa chọn thích hợp.

Sau khi phẫu thuật ung thư tuyến tiền liệt, bạn có thể bị rò rỉ nước tiểu trong thời gian ngắn. Trong vòng 1 năm, có khoảng 95% nam giới kiểm soát bàng quang bình thường như trước khi mổ.

Thực tế, bạn vẫn có khả năng quan hệ tình dục nhưng ở dạng “nhẹ nhàng”, vì sau khi phẫu thuật những tổn thương vẫn chưa lành, bộ phận sinh dục không thể hoạt động tốt như trước được. Không có nghĩa là đời sống tình dục bị chấm dứt hoàn toàn.
 

Bệnh ung thư tuyến tiền liệt chỉ gặp ở đàn ông lớn tuổi

Có rất ít nam giới dưới 40 mắc bệnh ung thư tiền liệt tuyến, như vậy không có nghĩa là không xảy ra với những người trẻ tuổi. Tuổi tác không phải là vấn đề duy nhất. Có nhiều nguy cơ khác liên quan tới bệnh ung thư tuyến tiền liệt.

Vẫn có những người nam giới mắc ung thư tiền liệt tuyến khi ở tuổi 20, 30 những ít. Điều đó có nghĩa là, ung thư tiền liệt tuyến xảy ra ở mọi lứa tuổi từ 20 trở lên. Nhưng số người mắc bệnh ở độ tuổi trên 40, 50 là phổ biến, thường thấy hơn, chứ không phải “chỉ xảy ra với đàn ông lớn tuổi” như nhận định trên.

Khi phát hiện bệnh phải điều trị ngay lập tức

Thực tế: Khi phát hiện bệnh, bạn và bác sĩ cần bàn bạc, kiểm tra để thống nhất thời điểm điều trị. Tùy thuộc vào giai đoạn bệnh và các bệnh lý khác mà áp dụng liệu trình điều trị khác nhau.

Thống nhất phương pháp điều trị và phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe cũng như tài chính của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân thì mới có thể điều trị, không thể điều trị luôn khi mới phát hiện các triệu chứng.

Mức PSA cao có nghĩa là bạn bị ung thư tuyến tiền liệt

Thực tế: Mức PSA có thể tăng cao do cơ thể mắc các bệnh khác ở tuyến tiền liệt. Nồng độ PSA cao giúp bác sĩ quyết định cân nhắc làm thêm các xét nghiệm khác để kiểm tra ung thư tuyến tiền liệt. Nếu mức PSA đi xuống sau khi điều trị ung thư, đó là tín hiệu tốt.

Nếu mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt, bạn chắc chắn chết vì nó

Thực tế: Nếu bệnh được kiểm soát tốt, bạn có thể sống tới già hoặc sẽ chết vì một số nguyên nhân khác. Tuy nhiên bạn vẫn nên thường xuyên kiểm tra ung thư tuyến tiền liệt bởi phát hiện bệnh sớm sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị.

Mắc ung thư không có nghĩa là bạn đang đeo một bản án tử trên người. Thực tế đã có rất nhiều ca mắc ung thư nguy hiểm hơn cũng đã “trở về từ cõi chết” nên bạn không nên bi quan và hiểu theo hướng tiêu cực đó.

Trên đây là những quan niệm chưa đúng về bệnh ung thư tiền liệt tuyến mà có thể bạn đang cần tìm hiểu. Nếu có thắc mắc liên quan đến bệnh mà bạn đang không biết là đúng hay sai, hãy tham khảo từ phía y bác sĩ nhé.

Theo Thái Hậu/Vietnamnet

Tin liên quan

Tắt lửa “yêu” vì bệnh tiền liệt tuyến

Lửa phòng the nguội dần với sự kiên nhẫn có hạn của cả hai, lửa lòng vì thế cũng sáng...

Lộ thủ phạm gây ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới

Nam giới ngưng quan hệ trong thời gian dài có thể tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, gặp...

‘Tiên dược’ giúp nam giới ngừa ung thư tuyến tiền liệt

Quả lựu, bí đỏ, cà chua, súp lơ xanh… là vài trong số những thực phẩm giúp nam giới ngăn...

Dấu hiệu nhận biết tình trạng viêm tuyến tiền liệt

Viêm tuyến tiền liệt là bệnh chỉ có ở nam giới, bệnh do vi khuẩn gây ra dù không nguy...

Đây là cách cải thiện sức khỏe sinh sản nam giới được bác sĩ khuyên dùng

Nếu sức khỏe sinh sản của bạn đang gặp vấn đề, hãy áp dụng những phương pháp được bác sĩ...

Muốn tăng khả năng sinh sản, đẩy lùi nguy cơ mãn kinh thì nên ăn nhiều thực phẩm này

Ăn nhiều rau chứa đạm thực vật, như các loại hạt, đậu phụ và đậu nành, được chứng minh là...

Bí kíp giúp nam giới tăng cường sức khỏe sinh sản hiệu quả nhất

Sức khỏe sinh sản ở nam giới là vô cùng quan trọng, quyết định đến khả năng thụ thai thành...

Tin mới nhất

Bằng cách này, 1 chiếc khẩu trang có thể đánh bay mọi vết bẩn ở đáy chảo

8 giờ trước

Tiêu chí vàng để chọn mua mì khô ngon và chất lượng như dân sành ăn

9 giờ trước

Nhớ quy tắc "3 có, 3 không" khi mua váng đậu, ham rẻ chỉ rước bệnh vào người

9 giờ trước

Không cần gõ sầu riêng, mách bạn mẹo này chọn được sầu riêng dày cơm, chín thơm ngọt lịm

9 giờ trước

Cách làm chả cá thơm ngon, an toàn ngay tại nhà

9 giờ trước

Tín đồ nghiện bơ học ngay công thức 'làm một lần nhớ mãi', món nào món nấy ngon 'u mê...

9 giờ trước

Rau củ dễ ngậm hóa chất, 4 mẹo cho bà nội trợ chọn đồ ngon sạch 'một phát ăn ngay'...

9 giờ trước

Luộc gà bằng nước lạnh hay nước sôi, chuyên gia chỉ ra ưu nhược điểm bạn nhất định phải tận...

9 giờ trước

Loại quả xưa có đầy không ai hái, giờ thành đặc sản lạ được nhiều người săn lùng, có tiền...

12 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình