I. Thành phần dinh dưỡng của lá hẹ
Theo y học hiện đại đã chứng thực, tác dụng của hẹ đến từ nguồn dinh dưỡng phong phú bao gồm vitamin nhóm B, vitamin K, các khoáng chất như đồng, sắt, mangan, canxi, riboflavin… cùng hàng loạt những hợp chất có nguồn gốc thực vật quý giá.
Hẹ chứa một lượng vitamin A dồi dào ở dạng beta – caroten. 1/4 bát hẹ tươi cung cấp 17% lượng khuyến nghị vitamin A cho nam và 22% cho nữ. Ngoài ra, hẹ chứa nhiều vitamin K kích hoạt những enzyme cần thiết cho quá trình khoáng hóa xương và tăng trưởng tế bào.
II. Công dụng của lá hẹ
1. Tác dụng của hẹ tốt cho thị lực của trẻ
Lá hẹ có tác dụng gì? Ngoài tác dụng lá hẹ trên, công dụng của lá hẹ còn mang lại cho trẻ đôi mắt sáng tinh anh nữa đấy! Lý do vì bản thân loại rau này sở hữu hàm lượng cao vitamin A. Hợp chất này đóng vai trò như một tác nhân oxy hóa, có tác dụng bảo vệ mắt chống lại các tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus.
Không những thế, chất này còn giúp hình thành nên các sắc tố võng mạc giúp điều tiết và hỗ trợ mắt nhìn được trong điều kiện thiếu sáng. Hẹ cũng chứa 2 thành phần là lutein và zeaxanthin, những dưỡng chất này có thể phòng ngừa nguy cơ thoái hóa điểm vàng rất hiệu quả.
2. Làm dịu quá trình tiêu hóa
Hẹ giúp cơ thể loại bỏ các vi khuẩn, nấm men và nấm có hại trong đường ruột có thể cản trở quá trình tiêu hóa của bạn. Sự kết hợp của chất xơ và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác như niacin, thiamin, axit pantothenic, phốt pho, kẽm trong hẹ có tác dụng làm dịu quá trình tiêu hóa.
3. Cải thiện sức khỏe của xương
Lá hẹ chứa nhiều vitamin K là một chất dinh dưỡng quan trọng với xương. Loại vitamin này hỗ trợ sản xuất một loại protein gọi là osteocalcin, rất quan trọng để duy trì mật độ khoáng của xương.
4. Chống viêm
Đặc tính chống viêm của hẹ cũng có thể giúp điều trị viêm khớp. Vậy nên bạn cần biết lá hẹ kỵ với gì để tránh làm mất những dưỡng chất quan trọng có trong hẹ khi nấu nướng.
5. Tăng cường khả năng miễn dịch
Nhiều chất phytochemical trong hẹ có thể tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn. Hẹ có chứa selen và các hợp chất lưu huỳnh giúp cơ thể chữa lành vết thương nhanh hơn.
6. “Bài thuốc” mát gan, giải độc tự nhiên
Gan được xem là “tấm khiên” bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của độc tố qua đường tiêu hóa, đồng thời đảm nhiệm vai trò đào thải những chất cặn bã là phế phẩm của các quá trình chuyển hóa. Theo đó, một trong những công dụng của lá hẹ nổi bật là thúc đẩy hoạt động của gan, làm tăng quá trình bài trừ độc tố mạnh mẽ hơn.
III. Đối tượng kỵ với lá hẹ
Hành lá và lá hẹ có “họ hàng” với nhau. Tưởng chừng 2 nguyên liệu này có thể kết hợp cùng nhau nhưng đó lại là sai lầm. Đối với người bị đau dạ dày khi ăn 2 món này cùng lúc dễ bị chướng hơi và đau bụng, làm cho dạ dày bị tổn thương nhiều hơn.